Phát hiện cấu trúc làm từ hàng trăm xương voi ma mút

Các nhà khảo cổ tìm thấy một trong những công trình kỷ băng hà lớn nhất và lâu đời nhất làm từ xương voi ma mút tại khu vực Kostenki.

Phát hiện cấu trúc làm từ hàng trăm xương voi ma mút
Hàng trăm xương moi ma mút được ghép thành hình tròn khổng lồ ở Nga. (Ảnh: Science Mag).

Khoảng 25.000 năm trước, những người săn bắn hái lượm đã sử dụng hàng trăm mảnh xương và ngà của ít nhất 60 con voi ma mút để tạo nên một cấu trúc hình tròn có đường kính 12,5 m. Các bộ xương, có nguồn gốc từ những con voi ma mút bị săn bắn hoặc xác chết tự nhiên, được tìm thấy trên một cánh đồng tuyết cổ xưa cách thủ đô Moskva ngày nay khoảng 500 km về phía nam, theo nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Antiquity.

Cuộc khai quật bắt đầu từ năm 2015. Các chuyên gia, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học Alexander Pryor thuộc Đại học Exeter của Anh, đã mất nhiều năm để giải mã công trình bí ẩn này nhưng vẫn không hiểu vì sao nó được xây dựng.

"Xương voi ma mút rất nặng. Các cấu trúc hình tròn khổng lồ từ hàng trăm mảnh xương như vậy đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức để tạo ra nó", Pryor cho biết. "Điều này thật kỳ lạ bởi những người săn bắt hái lượm không bao giờ dành nhiều thời gian ở một địa điểm".

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được 64 hộp xọ và 51 bộ xương của voi ma mút. Chúng được ghép thành một vòng tròn liên tục và không có lối vào. Bên trong vòng tròn, Pryor và các đồng nghiệp còn tìm thấy tàn tro từ gỗ thông bị đốt cháy. Nhưng nhìn chung, không có dấu hiệu nào cho thấy sự cư trú lâu dài của con người.

Nhóm nghiên cứu tin rằng cấu trúc không hoạt động như một nơi ẩn náu vào mùa đông như các công trình làm từ xương voi ma mút được biết đến trước đây. "Nó rõ ràng là có ý nghĩa gì đó với họ, có thể là phục vụ cho mục đích nghi thức, hoặc mục đích thực tế như lưu trữ thực phẩm", Pryor giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm

Người Trung Quốc cổ đại am hiểu về dịch bệnh từ cách đây 3.000 năm

Những dòng chữ khắc trên xương và vỏ, mai động vật được khai quật cho thấy người Trung Quốc đã am hiểu về dịch bệnh từ thời cổ đại.

Đăng ngày: 17/03/2020
Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại

Khai quật thành phố Maya cổ đại trong sân trang trại

Các nhà nghiên cứu tìm thấy kinh đô thất lạc của vương quốc Sak Tz'I khi khai quật trang trại chăn nuôi gia súc.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Tìm thấy loài khủng long nhỏ bằng con chim ruồi

Loài khủng long có kích thước chỉ bằng chim ruồi này được phát hiện tại Myanmar. Các nhà khoa học đặt tên cho loài khủng long mới là Oculudentavis khaungraae.

Đăng ngày: 16/03/2020
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra chất béo trên cơ thể của thằn lằn cá từ 180 triệu năm trước

Chất béo là thứ luôn tồn tại trên cơ thể của động vật, nhưng trên thực tế chúng rất dễ phân hủy và không thể tồn tại dưới dạng hóa thạch như xương.

Đăng ngày: 15/03/2020
Leedsichthys:

Leedsichthys: "Máy hút bụi" của biển cả Kỷ Jura từng bị hiểu nhầm là khủng long

Leedsichthys là một loài cá khổng lồ của họ Pachycormidae, một nhóm cá xương Đại Trung Sinh đã sinh sống ở các đại dương giữa kỷ Jura.

Đăng ngày: 13/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "thảm đen ma quái" đầy bạch kim, thủy tinh ở di chỉ kỷ băng hà

Một thảm đen bí ẩn, dấu hiệu của thảm họa lửa quy mô lớn, được tìm thấy ở một di chỉ kỷ băng hà Younger Dryas đã hé lộ sự kiện đáng sợ từ không gian.

Đăng ngày: 13/03/2020
Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Phát hiện loài khủng long mới siêu bé, chỉ dài 5cm

Hóa thạch hộp sọ trong hổ phách 99 triệu năm tuổi tiết lộ một loài khủng long giống chim chưa từng được biết đến, chỉ dài 5 cm.

Đăng ngày: 12/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News