Phát hiện cấu trúc siêu khổng lồ, có thể "nuốt chửng" cả Trái Đất
Chúng được xác định là cách chúng ta 3000 năm ánh sáng, đó là một cấu trúc khổng lồ tiềm ẩn mối nguy hiểm giữa không gian các ngôi sao trong Dải Ngân Hà, trong đó có hành tinh Trái Đất của chúng ta.
Khám phá này có công rất lớn từ kính thiên văn CSIRO's Compact Array nằm ở phía Đông Australia.
Mặc dù trước đó, các nhà thiên văn đã quan sát thấy cấu trúc kỳ lạ này tồn tại, nhưng nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí khoa học Journal Science đã giúp các nhà thiên văn xác định kích thước toàn thể và hình dáng rõ ràng và cụ thể hơn.
Cấu trúc bí ẩn đang băng qua Dải Ngân hà.
Theo bài báo khoa học về cấu trúc kỳ dị này, những "thứ" này có kích thước rất lớn - gần bằng kích thước quỹ đạo mà Trái Đất vạch ra khi quay quanh Mặt Trời.
Sự phát hiện này giúp cho các nhà khoa học có thể giải thích "vật chất mất tích" của vũ trụ đã đi đâu.
Ngoài ra còn trả lời câu hỏi bí ẩn xung quanh một chuẩn tinh (quasar) ở rất xa chúng ta và tại sao nó xuất hiện sáng hơn qua hơn 3 thập kỷ.
Cấu trúc kỳ lạ cách chúng ta 3000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có thể đây không phải là một cấu trúc "đặc" mà phần lớn chỉ là khí gas lạnh khi họ phát hiện sự tồn tại của chúng trong phân tích cấu trúc này.
Các nhà thiên văn gọi cấu trúc này là "noodles" (Mỳ ống) để mô tả cấu trúc đặc bên ngoài và rỗng ở trong của nó.
Dải Ngân Hà của chúng ta.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được cấu trúc này tới từ đâu, tuổi thọ của nó, có bao nhiêu cấu trúc như thế trong vũ trụ?... do đó cấu trúc kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn đối với khoa học.
Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tác giả Keith Bannister của CSIRO nói với IFLSciene: "Tất cả mới chỉ là phỏng đoán", "Có thể có tới hàng ngàn cấu trúc như vậy trong vũ trụ".
Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà.
Tuy nhiên các nhà thiên văn có thể xác định được tốc độ di chuyển của nó qua Dải Ngân Hà là 50km/s và khoảng cách từ chúng ta tới nó là 3000 năm ánh sáng (gấp 1000 lần khoảng cách của chúng ta tới ngôi sao gần nhất - Proxima Centauri).
Một điều kỳ lạ của cấu trúc bất thường này là nó không tương tác với vật chất tối.
Trong khi chưa thể xác định được chính xác nó là gì, những người thích thú với giả thuyết người ngoài hành tinh lại có thể hy vọng về việc tìm thấy sự sống ngoài hành tinh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
