Phát hiện chai bia nguyên vẹn ở điểm sâu nhất Trái đất

Bên dưới vực thẳm Challenger ở Thái Bình Dương, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một chai bia còn nguyên vẹn.

Phát hiện của nhà hải dương học, tiến sĩ Dawn Wright, tại vực thẳm Challengerrãnh Mariana, nêu bật ảnh hưởng đáng báo động của con người trên Trái đất. Vực thẳm Challenger nằm ở độ sâu 10.780m bên dưới mực nước biển là điểm sâu nhất Trái đất. Đây cũng là nơi có áp lực cực hạn với hơn 123,6 Newton/mm2, đủ để nghiền nát con người, theo Tech Times.

Phát hiện chai bia nguyên vẹn ở điểm sâu nhất Trái đất
Chai bia dưới đáy vực thẳm Challenger. (Ảnh: Deep Sea Dawn).

Trong một chuyến thám hiểm nghiên cứu năm 2022, tiến sĩ Wright bắt gặp chai bia màu xanh mắc kẹt trên nền cát ở vực thẳm Challenger. Hơn nữa, nhãn mác trên chai vẫn nguyên vẹn. "Loại rác thải này đã tiến tới nơi vốn sạch sẽ nhất trên thế giới. Đây là một biểu tượng về tác động sâu sắc và không thể thay đổi của con người tới thế giới tự nhiên", tiến sĩ Wright nhấn mạnh.

Phát hiện dấy lên nhiều câu hỏi tại sao chai bia có thể chịu áp lực khổng lồ như vậy ở đáy đại dương. Một số người suy đoán do không chai bia không có nút đóng, nước tràn vào trong chia và cân bằng áp suất.

Dù nguồn gốc chính xác của chai bia vẫn là điều bí ẩn, sự tồn tại của nó đóng vai trò nhắc nhở về vấn đề ô nhiễm đại dương. Theo tổ chức UNESCO, rác thải nhựa chiếm 80% ô nhiễm ở biển với hàng triệu tấn đổ ra đại dương mỗi năm. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho biết tất cả rác thải nhựa từng được sản xuất vẫn tồn tại ở dạng nào đó, và quá trình phân hủy kéo dài hàng trăm năm.

Một nghiên cứu tình huống gần đây càng nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề rác thải nhựa. Nhà địa chất học người Brazil Fernanda Avelar Santos phát hiện đá nhựa trên đảo Trindade ở Nam Đại Tây Dương hồi tháng 3/2023. Trong khi nghiên cứu luận văn, Santos tìm thấy những vật liệu nhựa hoàn lẫn vào đá trên bãi biển Turtle, nơi sinh sản lớn nhất thế giới của đồi mồi dứa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
20 triệu năm nữa, Đại Tây Dương sẽ đóng kín

20 triệu năm nữa, Đại Tây Dương sẽ đóng kín

Đại dương khổng lồ nằm giữa châu Âu và châu Mỹ sẽ đóng kín sau 20 triệu năm nữa do ảnh hưởng của đới hút chìm.

Đăng ngày: 20/02/2024
Chuyện khó tin nhưng có thật: Cá đuối mang thai nghi do cá mập đực

Chuyện khó tin nhưng có thật: Cá đuối mang thai nghi do cá mập đực

Thủy cung Aquarium & Shark Lab của Team ECCO thông báo con cá đuối ở chung bể với cá mập đực và có nhiều vết cắn trên vây hé lộ hành vi giao phối.

Đăng ngày: 20/02/2024
Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

Bọt biển - Nhiệt kế đặc biệt dưới đại dương

Khám phá của các nhà khoa học cho thấy bọt biển có thể giúp đo nhiệt độ dưới đại dương.

Đăng ngày: 18/02/2024
Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới gây tranh cãi

Công ty Nueva Pescanova đang đối mặt sự phản đối từ nhiều tổ chức động vật với kế hoạch xây dựng trang trại sản xuất 3.000 tấn bạch tuộc mỗi năm.

Đăng ngày: 17/02/2024
Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Hải cẩu tấn công, xé đứt tay bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình hải cẩu cảng tấn công và ăn thịt bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ dưới đáy biển.

Đăng ngày: 17/02/2024
Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề

Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề "Nemo"

Nghiên cứu cho thấy, cá hề ít khi chia sẻ ngôi nhà của mình với các cá thể khác cùng loài. Cá hề thường sống một mình hoặc trong các cặp đôi, và chúng thường giữ khoảng cách xa nhau trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/02/2024
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.

Đăng ngày: 14/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News