Phát hiện chấn động: Khoai tây chiên có thể chữa chứng... hói đầu

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện công dụng không ngờ có trong khoai tây chiên trong việc chữa chứng hói đầu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc ăn khoai tây chiên - có thể tạo ra những điều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với ai đang thừa cân béo phì...

Thế nhưng tác dụng của thành phần trong khoai tây chiên với tóc của con người lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.


1 chất trong khoai tây chiên có khả năng làm mọc lại lông ở chuột.

Theo MSN News, nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Quốc gia Yokohama đã phát hiện ra 1 chất trong khoai tây chiên có khả năng làm mọc lại lông ở chuột.

Từ đây, nhóm đã sản xuất thành công hàng loạt tế bào nang lông (HFG) nhằm mang đến liệu pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho chứng rụng tóc, hói đầu.

HFG là những tế bào giúp nang phát triển. Các nhà khoa học đã tạo ra 1 phương pháp giúp cùng lúc sản xuất hàng loạt 5.000 HFG. Khi được cấy ghép lên chuột, lông mọc lại, phát triển bình thường.


HFG là những tế bào giúp nang phát triển.

Junji Fukuda thuộc Đại học Quốc gia Yokohama - tác giả nghiên cứu cho biết: "Chìa khóa giúp sản xuất HFG hàng loạt là lựa chọn đúng vật liệu để làm nền cho công việc nuôi cấy.

Chúng tôi sử dụng dimethylpolysiloxane chứa oxy hòa tan (PDMS) tại đáy bể nuôi, và cho thấy hiệu quả rất tốt".

Vì sự an toàn của nhân viên, Dimethylpolysiloxane thường được thêm vào dầu ăn trong quy trình chế biến để ngăn chặn tình trạng nổi bọt và bắn lên người. Trong nghiên cứu trên, dimethylpolysiloxane được chọn vì oxy có thể dễ dàng thẩm thấu vào trong các chất.


Phương pháp trên tuy đơn giản nhưng mạnh mẽ và rất hứa hẹn.

Nhóm nghiên cứu hi vọng phương pháp này có thể sớm được áp dụng trên người bị chứng hói đầu.

Ông Fukuda nói thêm: "Phương pháp trên tuy đơn giản nhưng mạnh mẽ và rất hứa hẹn. Trên thực tế, chúng tôi đã có dữ liệu sơ bộ cho thấy sự hình thành HFG ở người nhờ sử dụng tế bào keratinocytes và tế bào biểu bì da.

Chúng tôi hi vọng kỹ thuật này sẽ giúp cải thiện liệu pháp giúp tái tạo tóc người, điều trị các chứng bệnh rụng tóc".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biomaterials.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News