Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã rất sốc vì mức vi nhựa cao chưa từng thấy được phát hiện dưới đáy biển, với 1,9 triệu mảnh chỉ trong 1m2.

Sự tích tụ của nhựa trôi nổi chiếm chưa đầy 1% của 10 triệu tấn nhựa xâm nhập các đại dương thế giới mỗi năm, theo nghiên cứu Đại học Manchester ở Anh.

99% còn lại được cho là tích tụ ở đáy sâu của đại dương nhưng cho tới nay vẫn chưa rõ nơi dừng chân cuối cùng của chúng.

Một nghiên cứu công bố hôm 30/4 trên tạp chí Science cho thấy các dòng hải lưu biển sâu đóng vai trò là những băng chuyền, vận chuyển những mảnh và sợi nhựa nhỏ khắp trên đáy biển.

Nhờ những dòng chảy này, vi nhựa (microplastic) dồn lại trong những khối tích tụ trầm tích khổng lồ, được các nhà nghiên cứu từ Anh, Đức và Pháp gọi là "điểm nóng vi nhựa".

Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương
Một mẫu trầm tích đáy biển. (Ảnh: CNN).

Tiến sĩ Ian Kane từ Đại học Manchester và là tác giả đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho biết đội của ông đã “bị sốc” với phát hiện này.

Ông nói với CNN rằng những “mảnh rác” gồm chai lọ, túi và ống hút thường được nhìn thấy trôi nổi trên mặt nước là “phần nổi của tảng băng trôi”.

“Chúng tôi thực sự sốc vì lượng vi nhựa tìm thấy ở đáy biển sâu”, tiến sĩ Kane nói. “Nó cao hơn nhiều so với bất cứ thứ gì chúng tôi từng thấy trước đây”.

Các mảnh vi nhựa được tìm thấy chủ yếu bao gồm cái sợi vải không lọc được trong các nhà máy xử lý nước thải.

Kích thước quá nhỏ giúp chúng qua mặt được những hệ thống xử lý nước thông thường và dễ dàng trôi ra sông và biển.

Các mẫu trầm tích trong nghiên cứu mới nói trên được thu thập ở biển Tyrrhenian, một phần của Địa Trung Hải nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Italy.

Các nhà khoa học đã tách các hạt vi nhựa ra khỏi trầm tích và xác định cách các dòng hải lưu kiểm soát sự phân bố của các hạt vi nhựa dưới đáy biển.

Một khi chúng trôi dạt vào đại dương, các vi nhựa nhanh chóng bị các dòng xáo động dịch chuyển, đó là những dòng chảy mạnh dồn dập dưới mặt nước. Chúng mang các vi nhựa xuống những hẻm sâu dưới mặt nước tới các đáy biển sâu.

"Bản thân các vi nhựa tương đối trơ, nhưng qua thời gian chúng hoạt động như một hạt nhân cho các chất gây ô nhiễm và chất độc", ông Kane chỉ rõ.

Từ đó, các vi nhựa có thể được các vi sinh vật ăn vào và truyền qua chuỗi thức ăn.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này của họ đã cho thấy mối liên hệ trực tiếp đầu tiên giữa nồng độ của các vi nhựa đáy biển và dòng hải lưu. Họ hy vọng điều này sẽ cho phép họ dự đoán các điểm nóng và nghiên cứu tác động lên sinh vật biển.

Chris Thorne, nhà vận động bảo vệ đại dượng tại Greenpeace Anh, kêu gọi suy nghĩ lại về các hành động với thải rác nhựa.

Ông cảnh báo: "Các vi nhựa có thể bị nuốt chửng bởi nhiều loài sinh vật biển. Và các chất ô nhiễm hóa học mà chúng mang theo thậm chí có thể đi theo dọc theo chuỗi thức ăn đến tận bàn ăn của chúng ta".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng trăm miệng phun thủy nhiệt nhấp nhô dưới đáy biển

Hàng trăm miệng phun thủy nhiệt nhấp nhô dưới đáy biển

Bản đồ dưới nước mới hé lộ những cột tháp cao sừng sững và miệng phun thủy nhiệt nhô lên từ đáy biển trong bóng tối ngoài khơi tây bắc Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 05/05/2020
Biến đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

Biến đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.

Đăng ngày: 30/04/2020
Ngoạn mục cảnh tượng siêu thực “cá heo phát sáng” dưới biển

Ngoạn mục cảnh tượng siêu thực “cá heo phát sáng” dưới biển

Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại được những hình ảnh được cho là cực hiếm khi những con cá heo như phát sáng trong bóng tối của làn nước biển nhờ hiện tượng phát quang sinh học.

Đăng ngày: 28/04/2020
Làm thế nào để cá voi có thể sống và cho con bú được ở dưới đại dương?

Làm thế nào để cá voi có thể sống và cho con bú được ở dưới đại dương?

Chúng ta đều biết động vât có vú nuôi bằng sữa mẹ, nhưng cá voi lại sinh sống ở dưới đại dương bởi vậy thật khó để có thể tưởng tượng những con cá voi con sẽ bú sữa mẹ như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2020
Các đại dương nóng lên chưa từng thấy giữa đại dịch

Các đại dương nóng lên chưa từng thấy giữa đại dịch

Các đại dương thế giới đã chạm mức nhiệt độ cao kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về hiệu ứng nóng lên toàn cầu có thể khiến cho thời tiết trong năm trở nên cực kỳ khắc nghiệt.

Đăng ngày: 21/04/2020
Cá nóc hòm vàng - Loài cá có hình vuông kỳ lạ

Cá nóc hòm vàng - Loài cá có hình vuông kỳ lạ

Dù sở hữu cơ thể khá cồng kềnh, cá nóc hòm vàng vẫn bơi nhanh như tên bắn để bắt mồi nhờ sử dụng vây đuôi.

Đăng ngày: 18/04/2020
Những điều bất ngờ về loài kangaroo mà ít người biết

Những điều bất ngờ về loài kangaroo mà ít người biết

Kangaroo, còn được Việt hóa thành Kăng-gu-ru hay Chuột túi, là một nhóm các loài thú có túi thuộc họ Chân to (Macropodidae).

Đăng ngày: 17/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News