Phát hiện chất hữu cơ trên sao Hỏa
Robot thăm dò sao hỏa triển khai các thiết bị cuối cùng. Phân tích đất cho thấy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc không chắc chắn.
Mất hơn ba tháng, nhưng tàu thăm dò Curiosity của NASA đã gửi về những kết quả kiểm tra hoàn thành đầu tiên về đất lộng gió của sao hỏa. Trong mẫu đất, các nhà khoa học đã phát hiện các hợp chất hóa học bao gồm clo, hydro và một cách trêu ngươi, bao gồm cả carbon.
Các hợp chất hữu cơ có chứa carbon và đôi khi được gắn liền với cuộc sống. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể nói liệu carbon mà Curiosity phát hiện ra đến từ sao Hỏa hay đã được mang đến từ Trái Đất bởi chính con tàu thăm dò này.
Curiosity cũng cho thấy bề mặt sao Hỏa giàu deuterium gấp 5 lần so với trái đất. Deuterium là đồng vị nặng của hydro chứa thêm một nơtron.Các nhà khoa học báo cáo ngày 3/12 tại cuộc họp của Hiệp hội địa lý và vật lý Hoa Kỳ (American Geophysical Union) rằng các phóng xạ có thể đã làm khô nước có chứa đồng vị nhẹ hơn của hydrro vào trong không gian lúc ban đầu trong lịch sử của hành tinh này.
Hiện nay Curiosity đã có đầy đủ các thông số kĩ thuật hóa học cho một đụn cát nhỏ tại khu vực được gọi là Rocknest. Vị trí này sẽ phục vụ như là một chuẩn mực để giúp các nhà khoa học phân tích mọi nơi mà con tàu thăm dò lái tới trong tương lai.
Curiosity đã di chuyển khoảng nửa km kể từ khi hạ cánh tại Bradbury Landing (được lấy tên theo tác giả tiểu thuyết khoa Ray Bradbury) vào tháng Tám. Tính đến đầu tháng Mười Hai nó đã ở vị trí được đánh dấu Point Lake.
Tìm thấy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ sao Hỏa không phải là một bất ngờ lớn. Các thiên thạch rơi từ sao Hỏa về Trái đất có chứa các hợp chất hữu cơ. Và có các chất hữu cơ không nhất thiết có nghĩa là có sự sống, tàu vũ trụ MESSENGER gần đây phát hiện khả năng có chất hữu cơ trong các miệng núi lửa đóng băng gần các cực của sao Thủy.
Các nhà khoa học cần có thêm thời gian và tiến hành thêm nhiều các xét nghiệm để xác định nguồn gốc của carbon trên sao Hỏa.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
