Phát hiện chim cánh cụt trắng đầu tiên ở Galapagos

Chim cánh cụt mang đột biến gene hiếm gặp khiến những phần lông vốn sẫm màu ở đầu, lưng và cánh chuyển thành trắng.

Phát hiện chim cánh cụt trắng đầu tiên ở Galapagos
Chim cánh cụt với màu lông khác thường trên đảo Isabela. (Ảnh: AFP).

Hướng dẫn viên du lịch phát hiện chim cánh cụt trắng tại Isabela, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Galapagos, Havana Times hôm 27/11 đưa tin. Đây nhiều khả năng là cánh cụt Galapagos (Spheniscus mendiculus), loài vật đặc hữu của quần đảo này. Không giống với các đồng loại có lông đầu, lưng và cánh màu đen, nó sở hữu màu lông sáng độc đáo.

Các chuyên gia cho rằng có thể chim cánh cụt trắng mang một dạng đột biến gene hiếm gặp gọi là leucism (bạch thể). Leucism gây thiếu sắc tố, khiến phần lông thường màu sẫm trở nên sáng hơn. Khác với bạch tạng, động vật bị ảnh hưởng bởi leucism vẫn có màu mắt bình thường.

Quần đảo Galapagos được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1979. Cá mập, thằn lằn, tôm hùm và chim sẻ mắc leucism từng xuất hiện trên quần đảo Galapagos. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các chuyên gia tìm thấy chim cánh cụt trắng ở khu vực này.

Quần đảo Galapagos là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật không xuất hiện ở bất cứ đâu khác trên thế giới, bao gồm chim cánh cụt Galapagos. Chúng thường chỉ cao 50cm, nặng 2,5kg và là một trong những loài cánh cụt nhỏ nhất thế giới. Chúng cũng là loài cánh cụt duy nhất sống ở phía bắc đường xích đạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét

Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét

Các nhà nghiên cứu của Châu Nam Cực vừa tuyên bố đã phát hiện ra một loài sinh vật mới đối với khoa học sau khi thăm dò vùng nước sâu tới 1000 mét dưới lớp băng.

Đăng ngày: 28/11/2020
Phát hiện cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất

Phát hiện cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất

Một nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy cá sấu non ở Mỹ có thể mọc lại đuôi dài đến 23 cm khi bị mất đuôi.

Đăng ngày: 27/11/2020

"Thủy quái" vùng Amazon hồi sinh trong tự nhiên

Cá Arapaima gigas - hay cá hải tượng bản địa của Amazon, quái vật khổng lồ với khả năng đáng kinh ngạc - đã bị đánh bắt quá mức song đang phát triển lại nhờ công cuộc bảo tồn.

Đăng ngày: 26/11/2020
Rùa 160kg sốc lạnh dạt vào bờ biển Mỹ

Rùa 160kg sốc lạnh dạt vào bờ biển Mỹ

Con rùa quản đồng lớn dạt vào bờ hôm 20/11 nằm trong số hơn 150 rùa biển bị sốc lạnh mắc cạn ở Cape Code trong 3 ngày qua.

Đăng ngày: 26/11/2020
Khoảnh khắc dễ thương: Sóc say lảo đảo vì ăn phải lê lên men

Khoảnh khắc dễ thương: Sóc say lảo đảo vì ăn phải lê lên men

Ăn mấy quả lê bị một gia đình bỏ quên dưới đáy tủ lạnh, con sóc dường như bị say nên mất thăng bằng, mắt đờ đẫn.

Đăng ngày: 25/11/2020
Cận cảnh quá trình người nước ngoài thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống

Cận cảnh quá trình người nước ngoài thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống

Đã bao giờ bạn được nhìn thấy cảnh người ta thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống chưa?

Đăng ngày: 25/11/2020
Loài chuột to bằng con thỏ có bộ lông kịch độc

Loài chuột to bằng con thỏ có bộ lông kịch độc

Chất độc bao phủ lông của chuột mào châu Phi mạnh đến mức có thể giết chết cả một con voi trưởng thành.

Đăng ngày: 24/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News