Phát hiện công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa

Người cổ đại tụ tập mổ thịt ngựa làm thức ăn, sau đó tận dụng xương để chế tạo công cụ.

Các nhà khoa học phát hiện những công cụ xương cổ xưa nhất châu Âu tại Boxgrove, hạt West Sussex, Anh, BBC hôm 12/8 đưa tin. Địa điểm này được khai quật từ những năm 1980 và 1990. Ngoài công cụ xương, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của nhiều công cụ đá.

Phát hiện công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa
Địa điểm khảo cổ tại Boxgrove, hạt West Sussex. (Ảnh: BBC).

Những công cụ 500.000 năm tuổi làm từ xương của một con ngựa bị mổ thịt. Dựa vào dấu tích để lại quanh xương ngựa, nhóm chuyên gia cho rằng có ít nhất 8 người đang chế tạo công cụ tại đó. Họ cũng tìm thấy bằng chứng về sự hiện diện của những người khác, có thể là trẻ em và người lớn tuổi của cùng một cộng đồng. Điều này giúp hé lộ thêm thông tin về cấu trúc xã hội của người Homo heidelbergensis cổ xưa.

"Đây là cơ hội rất hiếm để nghiên cứu địa điểm mà một cộng đồng nay đã tuyệt chủng từng ghé qua. Nhóm người này tập trung lại để xử lý xác một con ngựa cạnh vùng đầm lầy ven biển", tiến sĩ Matthew Pope từ Viện Khảo cổ thuộc Đại học London (UCL), trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

Phát hiện công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa
Công cụ 500.000 năm tuổi bằng xương ngựa. (Ảnh: BBC).

Pope cho biết, họ chưa rõ nguyên nhân khiến con ngựa chết tại đây. "Ngựa là động vật có tính xã hội cao nên nhiều khả năng nó là thành viên của một đàn ngựa. Có thể chúng kéo tới vùng ven biển để tìm nước ngọt, tảo biển hoặc muối. Vì lý do nào đó, con ngựa này bị tách khỏi đàn và bỏ mạng ở đây", ông nói. Nhóm nghiên cứu chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng có thể nó đã bị săn, Pope nhận định.

Con ngựa này không chỉ là thức ăn. Theo phân tích của chuyên gia Simon Parfitt từ Viện Khảo cổ thuộc Đại học London và tiến sĩ Silvia Bello tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, một số đoạn xương đã được dùng làm công cụ. "Đây là một trong những công cụ không làm từ đá cổ xưa nhất trong lịch sử tiến hóa của con người. Chúng đóng vai trò quan trọng giúp người xưa chế tạo dao đá lửa ở Boxgrove", Parfitt nói.

"Nghiên cứu cho thấy người xưa hiểu đặc tính của những vật liệu hữu cơ khác nhau và hiểu cách làm công cụ để cải tiến quá trình chế tạo những công cụ khác. Điều này cũng cung cấp bằng chứng cho thấy cộng đồng dân cư cổ xưa ở Boxgrove có nhận thức cao, có văn hóa và xã hội phức tạp", Bello bổ sung.

Nhóm chuyên gia cho rằng có khoảng 30 - 40 người khác cũng ở ngay gần đó. Có thể họ đã tham gia bữa tiệc mổ thịt ngựa. Điều này có thể giải thích tại sao con ngựa bị xử lý "sạch sẽ". Những người này thậm chí đập vỡ xương để lấy tủy và mỡ. Hoạt động mổ thịt ngựa cũng có thể là một sự kiện mang tính xã hội cao đối với người cổ đại, Pope nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Hóa thạch tiết lộ quái vật có họ hàng với khủng long bạo chúa

Các nhà cổ sinh vật học công bố phát hiện một loài khủng long săn mồi cỡ lớn từng thống trị hòn đảo Wight cách đây 115 triệu năm.

Đăng ngày: 13/08/2020
Nhiều người châu Á mang

Nhiều người châu Á mang "dấu ấn may mắn" vì tổ tiên hôn phối khác loài

Nếu bạn sống ở Trung Á, Nam Á hoặc châu Âu, bạn có thể may mắn mang những biến thể di truyền quý giá của loài người chiến binh tuyệt chủng Neanderthals nhờ cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên hàng chục ngàn năm trước.

Đăng ngày: 13/08/2020

"Xẻ" công viên xây nhà, lọt vào "thế giới ma" mất tích 1.600 năm trước

Một dự án nhà ở tại Anh đã biến thành cuộc khai quật khảo cố kéo dài suốt nửa năm, vì các công nhân đã lọt ngay vào một thế giới công nghiệp đáng kinh ngạc cuối thời La Mã.

Đăng ngày: 13/08/2020
Tương tự con người, một số loài khủng long ban đầu cũng bò rồi mới chuyển sang đi bằng 2 chân

Tương tự con người, một số loài khủng long ban đầu cũng bò rồi mới chuyển sang đi bằng 2 chân

Chuyển từ bò sang đứng và tập đi bằng 2 chân là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất đánh dấu bước trưởng thành của đứa trẻ.

Đăng ngày: 13/08/2020
Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Mũi tên tẩm thuốc độc từng được làm ra cách đây hơn 70.000 năm sử dụng chất độc từ thực vật và cả động vật như ếch, thằn lằn …

Đăng ngày: 12/08/2020
Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay

Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay "tí hon" sở hữu hàm răng của tử thần

Rhamphorhynchus, là một chi thằn lằn có cánh đuôi dài sống vào kỷ Jura, chúng sở hữu răng giống kim khâu và hướng về phía trước.

Đăng ngày: 12/08/2020
Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Các phân tử DNA không ổn định và không thể được lưu trữ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của mô sụn, protein, nhiễm sắc thể và dấu vết hóa học DNA trong hộp sọ khủng long từ thời kỳ kỷ Phấn trắng cách đây 75 triệu năm.

Đăng ngày: 11/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News