Phát hiện cụm núi lửa 50 triệu tuổi ngoài khơi Sydney
Một cụm núi lửa gồm bốn ngọn núi lửa đã tắt, ước khoảng 50 triệu năm tuổi, tình cờ được phát hiện ra ở ngoài khơi Sydney.
Cụm núi lửa 50 triệu tuổi ngoài khơi Sydney
Con tàu thám hiểm mang tên Ivestigator của Australia đã tìm thấy cụm núi lửa nằm sâu 5 km dưới mực nước biển trong khi đang đi tìm nơi cư trú của cá và tôm hùm con.
Mô hình cụm núi lửa ngoài khơi Sydney. (Ảnh: CSIRO)
Giáo sư Iain Suthers, trưởng đoàn thám hiểm, trường đại học New South Wales, đánh giá đây là một phát hiện tình cờ, nhưng gây chấn động lớn.
"Trên màn hình kia là bốn ngọn núi lửa phi thường nom giống như trang bìa của một cuốn sách địa chất vậy... Nếu có thể hút cạn cả đại dương chỉ trong vài giây thôi thì một cảnh tượng tuyệt vời sẽ hiện ra, kiến trúc ấy quả thật kỳ diệu," Suthers nói. "Chúng là một phần của đáy biển Sydney, của Australia. Vậy mà lâu nay chúng ta lại không hề biết đến sự tồn tại của chúng."
Cụm núi lửa này dài 20 km và rộng 6 km, cách bờ biển Sydney 250 km. Trong đó ngọn núi cao nhất rộng 1,5 km và cao 700 mét tính từ đáy biển. Những ngọn núi lửa này được hình thành sau lần phun trào, khi đó vùng đất xung quanh bị lún sụp xuống đã tạo nên những miệng núi lửa ngày nay.
"Chúng sẽ cho chúng ta biết 40-80 triệu năm trước, làm thế nào mà New Zealand và Australia tách rời nhau," giáo sư Richard Arculus, chuyên gia về núi lửa hàng đầu thế giới, làm việc ở đại học Quốc gia Australia nhận định.
Khu vực tìm thấy cụm núi lửa ngoài khơi Sydney. (Ảnh: CSIRO)
Các thiết bị thăm dò đời trước tàu Investigator chỉ lập được bản đồ dưới đáy biển ở độ sâu 3.000 m. Giáo sư Aruculus đánh giá, Investigator là tàu thăm dò đầu tiên có thể tiến sâu xuống đáy đại đương, lập bản đồ vùng đáy. Tàu Investigator cùng với cụm núi lửa mới được phát hiện sẽ mở ra hướng tìm hiểu bí mật của lớp vỏ Trái Đất sâu dưới đáy biển.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
