Phát hiện đáng lo ở nơi NASA tin có sinh vật ngoài hành tinh
Mặt trăng sao Mộc Europa, thiên thể mà NASA tin tưởng lớn nhất về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh trong Hệ Mặt trời, có thể bị tiến hóa chậm.
Nhóm nhà khoa học đến từ Trường Thám hiếm Trái đất và không gian thuộc Đại học bang Arizona (ASU) của Mỹ đã mô hình hóa các dữ liệu mà cơ quan vũ trụ của đất nước này ghi nhận về Europa, để tìm hiểu hoạt động ở lõi của thiên thể, cũng như nguồn gốc của đại dương ngầm dưới vỏ băng.
Mặt trăng sao Mộc Europa - (Ảnh: NASA).
Cho dù chỉ là một mặt trăng, Europa vẫn có cấu trúc phức tạp như một hành tinh. Các dữ liệu sơ bộ từ NASA trước đó chỉ ra nó có thể bao gồm lõi đá, lớp phủ... như một Trái đất thu nhỏ, được bao bọc bởi một đại dương toàn cầu bị đóng băng lớp bề mặt.
"Nguồn gốc của đại dương Europa rất quan trọng vì tiềm năng hỗ trợ sự sống của mặt trăng phụ thuộc vào các thành phần hóa học và điều kiện vật lý trong các quá trình hình thành đại dương" - tờ SciTech Daily dẫn lời đồng tác giả Kevin Trinh.
Mô hình của họ chỉ ra rằng thay vì hình thành và tiến hóa trong giai đoạn đầu, ổn định hàng tỉ năm sau như hành tinh của chúng ta và hầu hết các thiên thể khác, Europa lại tiến hóa chậm.
"Nội thất" của hành tinh vẫn đang dẫn phát triển trong suốt thời gian tồn tại, trong đó lõi kim loại có thể chỉ mới hình thành - hàng tỉ năm sau khi cả thiên thể bắt đầu bồi tụ.
Đó là một tin xấu. Lõi kim loại gắn liền với sức nóng bên trong một thiên thể, tạo ra nhiệt lượng để thúc đẩy hoạt động núi lửa dưới đáy biển và tạo ra khu vực sinh sống được.
Trái lại, Europa đã bắt đầu với một hỗn hợp lạnh của băng, đá và kim loại. Theo các tác giả, mặt trăng này lại quá nhỏ để đủ năng lượng kích hoạt các quá trình hình thành lõi kim loại, núi lửa đáy biển mạnh mẽ như Trái đất.
Nó có thể làm được điều đó, nhưng rất chậm dưới sự hỗ trợ của nhiệt năng từ tương tác thủy triều với sao Mộc, điều mà NASA đã ghi nhận trước đó.
Do đó, đáy biển hiện tại của Europa có thể còn khá sơ khai, mất mẻ, ngậm nước và có ít hoạt động núi lửa.
Điều này cũng ngụ ý khả năng tồn tại sự sống trên Europa là không chắc chắn.
Thế nhưng, tin tức đáng lo này cũng không đủ ngăn cản các nhà khoa học tìm hiểu về thiên thể có quá nhiều yếu tố giống Trái đất này. NASA dự định sẽ phóng tàu Europa Clipper vào tháng 10-2024, sẽ đến nơi vào tháng 4-2030 với mục tiêu chính là săn tìm bằng chứng về sinh vật ngoài hành tinh.

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học
Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh
Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
