Phát hiện dạng siêu tân tinh mới
Các nhà thiên văn Mỹ cho hay đã phát hiện một dạng siêu tân tinh mới không hề giống với 2 dạng trước đây về hiện tượng vũ trụ hoành tráng này.
Trước đây, siêu tân tinh được phân thành loại sụp lõi hoặc Type Ia. Giờ đây, nghiên cứu mới trên chuyên san The Astrophysical Journal đã xác định một dạng mới của siêu tân tinh, gọi là Type Iax.
Theo đó, loại đầu tiên của siêu tân tinh (tức dạng sụp lõi) là sự nổ tung của các ngôi sao lớn gấp 10 đến 100 lần Mặt trời của chúng ta.
Ví dụ về siêu tân tinh Type Iax - (Ảnh: The Space Reporter)
Ở dạng Type Ia, ngôi sao trở nên bất ổn và dần dần cả ngôi sao bị nuốt chửng trong một phản ứng nổ nhiệt hạch khủng khiếp, theo Đại học Tennessee (Mỹ).
Trong khi đó, siêu tân tinh Type Iax “yếu” hơn Type Ia; và cả 2 dạng đều bắt nguồn từ các vụ nổ sao lùn trắng, siêu tân tinh Type Iax có thể không hủy diệt được toàn bộ ngôi sao.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Ryan Foley, tại Trung tâm Vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian (Mỹ), siêu tân tinh Type Iax là “một dạng còi cọc của siêu tân tinh”.
Các nhà thiên văn học đã tìm được 25 ví dụ cho Type Iax. Họ cho rằng Type Iax xuất phát từ những hệ thống sao trẻ, vì không có vụ nổ siêu tân tinh thuộc dạng này được phát hiện tại các thiên hà hình ê líp, toàn chứa những ngôi sao già.
Họ kết luận siêu tân tinh Type Iax đến từ một hệ thống sao đôi, trong đó chứa sao lùn trắng và bạn đồng hành của nó đã mất đi lớp hydrogen bên ngoài, cho phép helium giành quyền thống trị. Sao lùn trắng liền thu thập helium từ sao đồng hành với nó.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
