Phát hiện đầu mũi tên 48.000 năm tuổi bằng xương động vật

Vết tích trên các vật nhọn tìm thấy tại hang Fa-Hien Lena hé lộ, chúng nhiều khả năng là đầu mũi tên được người xưa dùng để săn bắn.

Nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện 130 vật nhọn làm chủ yếu từ xương khỉ tại hang Fa-Hien Lena, Sri Lanka, IFL Science hôm 12/6 đưa tin. Tất cả đều bị mẻ, xước và có các dấu vết va chạm khác khớp với vết hư hại do hoạt động săn bắn. Nhóm nghiên cứu cho rằng những vật nhọn cổ xưa nhất trong số đó dùng để săn khỉ. Ngoài ra, việc chúng có độ dài tăng dần theo thời gian cho thấy các thế hệ sau săn động vật lớn hơn, ví dụ như hươu hay lợn.

Phát hiện đầu mũi tên 48.000 năm tuổi bằng xương động vật
Hàng loạt đầu mũi tên cổ xưa được tìm thấy trong hang Fa-Hien Lena. (Ảnh: Trendsmap).

Những vết khía trên các vật nhọn chỉ ra chúng từng được gắn vào cán mỏng. Dựa vào kích thước và cân nặng, các nhà khoa học loại trừ khả năng người xưa dùng ống thổi để phóng số vũ khí này. Họ nhận định, khả năng cao chúng là đầu mũi tên. Những chiếc lâu đời nhất trong số đó có niên đại 48.000 năm, là vũ khí dạng cung tên cổ xưa nhất được tìm thấy ngoài châu Phi. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances.

Trước đó, bằng chứng sớm nhất của vũ khí phóng tốc độ cao tại khu vực Nam Á là những đầu mũi tên 32.000 năm tuổi được phát hiện ở Sarawak, Borneo. Nhóm tác giả của nghiên cứu mới cũng nhận xét, đầu mũi tên tại hang Fa-Hien Lena rất giống với chúng. Điểm khác biệt chính là các vũ khí ở Sarawak làm từ xương của những loài động vật có vú lớn hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện nhiều công cụ mà người xưa dùng để xử lý da động vật và sợi thực vật, tạo thành quần áo. Với nhiệt độ ấm áp trong rừng nhiệt đới, những cư dân tại đây không cần mặc da thú để giữ ấm. Thay vào đó, nhóm chuyên gia cho rằng họ dùng nó làm lớp bảo vệ khỏi côn trùng mang bệnh.

Ngoài vũ khí và công cụ chế tạo quần áo, nhóm nhà khoa học còn tìm thấy các loại hạt trang trí và vỏ động vật biển, nhiều khả năng dùng để trao đổi giống như tiền. Sự xuất hiện của các vật dụng bắt nguồn từ biển đặc biệt thú vị. Điều đó cho thấy mạng lưới trao đổi hàng hóa đã kết nối người sống trong rừng với các cư dân ven biển.

Nghiên cứu mới góp phần tạo nên bức tranh chi tiết về trình độ kỹ thuật và xã hội phức tạp của những cư dân đầu tiên sống trong rừng cây tại Nam Á, hé lộ cách họ sinh tồn và phát triển trong môi trường đầy thách thức này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá cổ đại tiết lộ bí ẩn về nguồn gốc của ngón tay con người

Cá cổ đại tiết lộ bí ẩn về nguồn gốc của ngón tay con người

Tại sao chúng ta lại có những ngón tay, số lượng những ngón tay này có ý nghĩa gì về mặt tiến hóa?

Đăng ngày: 14/06/2020
Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân

Phát hiện loài cá sấu tiền sử dài 3m đi bằng hai chân

Những dấu chân lớn, được bảo quản tốt ở một khu vực giàu hóa thạch của Hàn Quốc có thể thuộc về tổ tiên đi bằng hai chân của cá sấu hiện đại.

Đăng ngày: 13/06/2020
Phát hiện răng cá mập cổ đại lớn nhất thế giới to bằng bàn tay

Phát hiện răng cá mập cổ đại lớn nhất thế giới to bằng bàn tay

Chiếc răng dài 14,6 cm và nặng gần 0,5 kg thuộc về megalodon, loài cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 12/06/2020
Nơi chôn cất của Nữ hoàng Cleopatra và người tình sắp được hé lộ?

Nơi chôn cất của Nữ hoàng Cleopatra và người tình sắp được hé lộ?

Các nhà khảo cổ tin rằng một điểm trên vùng châu thổ sông Nile của Ai Cập có thể cung cấp manh mối mới về nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Cleopatra.

Đăng ngày: 12/06/2020
Sử dụng radar quét xuyên đất, phát hiện một thành phố cổ thời La Mã

Sử dụng radar quét xuyên đất, phát hiện một thành phố cổ thời La Mã

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện một thành phố cổ ở phía Bắc thủ đô Rome (Italy) bằng radar quét xuyên đất (GPR).

Đăng ngày: 10/06/2020
Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Phát hiện hoá thạch ếch siêu hiếm 2 triệu năm tuổi ở Argentina

Theo AFP, phát hiện này được công bố bởi cơ quan khoa học và công nghệ thuộc Đại học Quốc gia La Matanza, Argentina.

Đăng ngày: 10/06/2020

"Khoảnh khắc vàng" lúc mở quan tài vua Tutankhamun

Một trong những bức ảnh lịch sử nổi tiếng được nhiếp ảnh gia khảo cổ học Harry Burton chụp tại Ai Cập vào năm 1925 lần đầu tiên được phủ màu, giúp nêu bật tầm quan trọng của khám phá.

Đăng ngày: 09/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News