Phát hiện dấu tích 4 ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước
Những dấu tích như gạch, xương động vật và đồ đất nung giúp hé lộ vị trí 4 ngôi làng hình thành cách đây khoảng 1.000 năm.
Nhà khảo cổ biển Yftinus van Popta xác định vị trí của những ngôi làng Trung Cổ chìm dưới nước tại vùng đông bắc Noordoostpolder sau 5 năm nghiên cứu, Smithsonian hôm 30/10 đưa tin.
Ảnh vệ tinh vùng Noordoostpolder (một đô thị của Hà Lan), nơi 4 ngôi làng Trung Cổ bị nước lũ nhấn chìm. (Ảnh: Wikimedia Commons).
Các tài liệu lịch sử cho thấy vịnh Zuiderzee từng có nhiều khu định cư. Những cư dân đầu tiên đến làng Marcnesse, Nagele, Fenehuysen I và Feneguysen II từ thế kỷ 10 và 11. Đến thế kỷ 13, cuối thời Trung Cổ, Zuiderzee bị ngập, nước biển nhấn chìm cả 4 ngôi làng.
Khi bắt đầu nghiên cứu, van Popta thống kê toàn bộ bằng chứng khảo cổ tìm thấy tại Noordpoostpolder. Trước đó, các nhà khoa học cho rằng những bằng chứng này, gồm gạch, mái ngói, xương và đồ đất nung, rơi ra từ những con tàu đi qua. Tuy nhiên, Van Popta cho rằng đây là dấu tích khu định cư của con người.
"Gạch là tàn dư của nhà cửa, xương động vật là phần còn lại sau các bữa ăn còn những mảnh đất nung vỡ ra từ nồi", van Popta giải thích. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền trong vùng cũng diễn ra muộn hơn. "Những vật thể này tồn tại ở đó từ năm 1100-1300. Trong khi những con tàu đầu tiên đến đến đây vào giai đoạn 1250-1300", ông nói.
Việc xác định chính xác vị trí của những ngôi làng bị chìm rất khó vì tàn tích trong đất có thể đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Quá trình phân tích bản đồ cổ và các tài liệu lịch sử có thể giúp van Popta tiến hành cuộc tìm kiếm chuyên sâu hơn, nhắm đến những dấu vết như hố đào hay móng công trình.
Nhờ nỗ lực của van Popta, khu vực này hiện được xếp loại cần bảo vệ. Trước khi tiến hành xây dựng bất cứ công trình nào, các chuyên gia sẽ phải điều tra khảo cổ trước. Hoạt động đào xới đất cũng bị giới hạn ở độ sâu 30cm. "Chúng tôi đã tìm thấy một mảnh ghép thất lạc của Hà Lan. Tôi tin rằng nó ở đó nhưng vẫn cần chứng minh. Thật tốt khi biết rằng 5 năm làm việc của tôi không vô ích", van Popta chia sẻ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
