NASA công bố một hóa phân tử "lạ" trong tầng khí quyển của vệ tinh Titan
NASA đang chuẩn bị cho sứ mệnh Dragonfly – Trực thăng trên vệ tinh Titan để tiến hành nghiên cứu bề mặt của vệ tinh này nhằm phát hiện các quá trình hóa học có thể hỗ trợ hình thành sự sống đơn giản. Và mới đây, họ vừa phát hiện một hóa phân tử rất lạ trong bầu khí quyển của Titan.
Hẳn là bạn chưa từng nghe tới Cyclopropenylidene (Kết hợp giữa Carbon và Hydro) trong bất kỳ chương trình giảng dạy nào trước đây, nhưng đó là tên gọi của phân tử hóa học vừa được tìm thấy trong tầng khí quyển của vệ tinh Titan, vệ tinh tự nhiên lớn nhất của sao Thổ.
Các nhà khoa học phát hiện phân tử Cyclopropenylidene trong khí quyển của Titan.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, NASA cho biết: "Các nhà khoa học cho rằng phân tử có gốc carbon này có thể là tiền thân của các hợp chất phức tạp tạo nên sự sống trên vệ tinh Titan". Nói về Titan, đây là một trong những vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ, với các hồ chứa đầy methane lỏng trên bề mặt, đồng thời đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của sứ mệnh Dragonfly, nhằm trả lời một phần cho câu hỏi "Sự sống trên Trái đất đã hình thành như thế nào?"
Một đội nghiên cứu được dẫn dắt bởi các nhà khoa học của NASA đã công bố các kết quả nghiên cứu về Titan trên tờ Astronomical Journal trong tháng 10. Khám phá mới này có được là nhờ vào các quan sát từ Mảng lớn kính thiên văn vô tuyến milimét và dưới milimét Atacama (Atacama Large Millimeter/submillimeter Array, ALMA) ở Chile.
Conor Nixon, nhà khoa học hành tinh của NASA, mô tả đây là một phát hiện "thực sự không thể ngờ". Mặc dù trước đây cyclopropenylidene đã được phát hiện trong các đám mây khí và bụi trong không gian, nhưng đây là lần đầu tiên hóa phân tử này được tìm thấy trong bầu khí quyển.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng dưới bề mặt của vệ tinh Titan là cả một đại dương – như là một hành tinh song song của Trái đất cổ đại. Goddard Melissa, nhà sinh vật học vũ trụ của NASA còn cho biết: "Chúng tôi xem Titan như một phòng thực nghiệm, nơi mà chúng tôi có thể tìm thấy các quá trình hóa học tương tự như Trái đất cố đại ở thời kỳ trước khi có sự sống".
Cyclopropenylidene không phải là một minh chứng sự sống trên Titan, nhưng nó giúp vén phần nào bức màn bí mật hấp dẫn xung quanh vệ tinh này, và cả về hành tinh của chúng ta trước khi có sự sống.
Mục tiêu của dự án Dragonfly là đưa thiết bị bay tự động (drone) với hệ thống cánh quạt và 8 động cơ lên Titan. Thiết bị bay này sẽ có khả năng nghiên cứu nhiều khu vực trên bề mặt vệ tinh Titan. NASA hiện đang chuẩn bị các bước để khởi động sứ mệnh vào năm 2027.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
