Phát hiện dấu tích tiền sử tại Đắk Nông qua khai quật khảo cổ
Trong quá trình khai quật khảo cổ ở Đắk Nông, đoàn khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật là dấu tích của người tiền sử, xuất hiện từ hàng ngàn năm trước.
Địa điểm khai quật tại thôn 7, xã Đắk Drô (huyện Krông Nô) được đoàn khảo sát địa chất của Tiến sĩ La Thế Phúc (Hội khảo cổ học Việt Nam) phát hiện từ năm 2022.
Tại đây, đoàn đã phát hiện những hiện vật bằng đá thạch anh mang nhiều nét tương đồng của thời kỳ đồ đá và phân bố trên diện rộng.
Qua những phát hiện, Hội khảo cổ học Việt Nam đã gửi báo cáo cho UBND tỉnh Đắk Nông đề xuất những biện pháp nghiên cứu, khai quật di tích này.
Mới đây, Bộ VH-TT&DL có quyết định cho phép Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên khai quật khảo cổ tại địa điểm này.
Theo đó, diện tích được khai quật là 26m2. Thời gian khai quật từ ngày 1-26/3.
Ông Đức chia sẻ, sau nhiều ngày khai quật, đoàn đã phát hiện nhiều hiện vật thời tiền sử.
"Qua những hiện vật, có thể nhận định đây là một di tích tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển thời tiền sử của vùng Tây Nguyên", ông Đức cho hay.
Ghi nhận tại địa điểm khai quật, đoàn khảo cổ làm việc rất cẩn thận. Từng khu vực, túi đựng hiện vật được đánh dấu chi tiết.
Thành viên đoàn khảo cổ đánh dấu, chụp hình các địa điểm phát hiện hiện vật.
Chuyên gia Lương Thị Tuất tham gia khảo quật di tích.
Theo Tiến sĩ La Thế Phúc, qua các hiện vật được phát hiện, địa điểm có thể là di tích lâu đời nhất tỉnh Đắk Nông.
Sau khi tìm kiếm, chọn lọc, đoàn khảo cổ đã tiến hành vệ sinh và chỉnh lý hiện vật.