Phát hiện dấu vết chim ăn thịt to hơn con người ở Nam Mỹ
Một loài thuộc nhóm chim ăn thịt cổ đại dữ tợn Phorusrhacidae, tức "chim khủng bố", đã để lại dấu vết quý giá bên bờ biển Argentina.
Theo Sci-News, chim khủng bố là một dòng họ chim ăn thịt rất lớn, không biết bay và đã tuyệt chủng. Những con lớn nhất có thể nặng 70kg và cao tới 2m.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra một dạng hóa thạch đặc biệt quan trọng: những dấu chân của chim khủng bố. Chúng mang giá trị như những thước phim được ngưng đọng trong đá, giúp tìm hiểu lớp da và cách mà sinh vật vận động.
Các hóa thạch lộ ra bên bờ biển - (Ảnh: SCIENTIFIC REPORT).
Các hóa thạch 3,5 triệu tuổi này lộ diện ở các mỏm ven biển của hệ tầng Rio Nergeo tại Vịnh San Maias, phía bờ Đại Tây Dương của Argentina.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Quốc gia La Pampa (Argentina) cho biết, đây là những dấu chân độc nhất vô nhị của chim khủng bố được tìm thấy trên toàn thế giới.
Chân dung chim khủng bố khi còn tồn tại - (Ảnh: SCIENTIFIC REPORT)
Phát hiện đã tiết lộ những thông tin về vận động chưa từng có ở loài chim ăn thịt đáng sợ này, cho thấy chúng có khả năng thích nghi tuyệt vời với môi trường để chạy và săn mồi.
Cấu trúc của ngón số 4 trên chân giúp tăng khả năng ổn định khi chạy, cũng như sự kết hợp của một móng vuốt cong lớn ở ngón số 2 và một miếng đệm cổ chân liền kề hỗ trợ mạnh mẽ cho khả năng ghim và bắt con mồi.
Nó cũng đang chạy với tốc độ ấn tượng là 2,74m/giây vào thời điểm tạo ra dấu chân trên bãi bồi của một hồ cổ đại.
Điều này khẳng định thêm khả năng loài chim này vừa chạy vừa lội nước rất giỏi, cũng như củng cố vị trí của chúng như loài săn mồi thống trị hệ sinh thái khu vực, theo bài công bố trên Scientific Reports.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
