Nông dân Australia bắt được "quái vật" hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng

Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Nam Úc và không có ghi chép chính thức nào trong khoảng hơn 100 năm qua. Tuy nhiên nó đã được phát hiện lại một lần nữa bởi một người nông dân sau khi thấy đàn gà của mình dần biến mất một cách bí ẩn.

Bạn có ngạc nhiên nếu bắt được một con vật đã không được nhìn thấy hàng trăm năm không? Một nông dân ở Úc, gần đây đã thấy rằng đàn gà của anh thường xuyên mất tích nên đã đặt bẫy để truy tìm thủ phạm. Ban đầu, anh ta tưởng thủ phạm bắt gà của mình là một con mèo hoặc một loài động vật phiền toái khác nhưng khi kiểm tra bẫy, anh ta phát hiện ra mình đã bắt được một con vật lạ có răng nanh mà mình chưa được nhìn thấy bao giờ.

Anh nói với truyền thông địa phương: "Tôi tưởng sẽ tìm thấy một con mèo hoang, nhưng tôi lại tìm thấy con vật nhỏ này. Thật không thể tin được". Trên thực tế, loài vật này đã được ghi nhận là tuyệt chủng tại Nam Úc từ những năm 1880, cách đây hơn 100 năm. Ở thời điểm hiện tại, sau khi phát hiện ra cá thể của loài này, chính quyền địa phương đang tích cực tìm kiếm thêm những con mèo túi đuôi đốm khác để tiền hành các biện pháp bảo tồn.

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Mèo túi đuôi đốm là một trong nhiều loài thú có túi độc đáo không được tìm thấy ở nơi nào khác ngoại trừ ở Úc và New Guinea. Giống như nhiều loài thú có túi khác, bao gồm cả chuột túi, sự tiến hóa của mèo túi đuôi đốm được hình thành bởi sự đa dạng và biệt lập về mặt địa lý của khu vực. (Ảnh: Zhihu).

Ross Anderson thuộc Cơ quan Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã cho biết: "Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Nam Úc và không có ghi chép chính thức nào trong khoảng hơn 100 năm. Tất nhiên, đã có một số trường hợp nhìn thấy không chính thức, nhưng không có chứng cứ để xác minh. Và thật ngạc nhiên khi hiện tại loài động vật được cho là đã tuyệt chủng lại đột nhiên xuất hiện".

Anderson cho biết: "Nó từng được cho là đã tuyệt chủng ở đây do mất môi trường sống và cạnh tranh với các loài động vật như mèo và cáo. Cho đến ngày nay, chúng tôi vẫn không chắc còn bao nhiêu cá thể bên ngoài tự nhiên trên toàn luc địa Úc".

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Mèo túi đuôi đốm thường được chia thành hai loại. Mèo túi phương Tây có miếng đệm dạng hạt và năm ngón chân ở bàn chân sau. Chúng rất thích hợp để tồn tại vào ban đêm vì đôi mắt to và đôi tai sắc bén. Đuôi của chúng có một vệt màu đen chạy dọc đến ngọn. Mèo túi phương Đông trước đây đã lan rộng khắp nước Úc từ hàng triệu năm trước. Trên lục địa Úc, loài mèo túi phương Đông cuối cùng được cho là đã chết vào năm 1963. (Ảnh: A-z-animals)

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Dasyurus
là tên khoa học của toàn bộ chi mèo túi. Được dịch từ tiếng Latin, cái tên này có nghĩa là "đuôi lông", phản ánh đặc điểm nổi bật nhất của loài động vật này. Mèo túi có quan hệ gần gũi với quỷ Tasmania, dunnart và một số loài thú có túi nhỏ khác. Dựa trên phân tích di truyền, các nhà khoa học kết luận rằng những con mèo túi đầu tiên đã tiến hóa vào khoảng 15 triệu năm trước và sáu loài còn sống đều có thể truy tìm nguồn gốc của chúng từ một tổ tiên chung khoảng bốn triệu năm trước. Một số loài đã tuyệt chủng đã được xác định từ hồ sơ hóa thạch. (Ảnh: A-z-animals).

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Mèo túi là loài thú có túi ăn thịt.
Nó có thể được phân biệt bằng mõm dài, mũi hồng, đuôi có lông, tai to, răng sắc nhọn, thân dài và có màu lông màu nâu hoặc đen có đốm trắng. Đặc điểm nổi bật của thú có túi là cái túi bụng lớn dùng để mang và bảo vệ con non chưa phát triển. (Ảnh: CNN).

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Một điểm đặc biệt của mèo túi là con đực sẽ chết hàng loạt sau khi giao phối, con cái sẽ nuôi con một mình, chúng sẽ bảo vệ con mình trong cái túi trước bụng. (Ảnh: ZME).

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Mèo túi phải đối mặt với vô số mối đe dọa nguy hiểm trong tự nhiên. Khi được du nhập vào Úc, các loài động vật không phải bản địa như cáo và mèo đã gây bất ổn cho quần thể mèo túi. Chúng không chỉ săn mèo túi mà còn cạnh tranh với chúng để giành thức ăn và tài nguyên. Các nguồn nguy hiểm tiềm tàng khác bao gồm trăn, chó dingos, đại bàng và cú. (Ảnh: Zhihu).

Nông
Sự du nhập của loài cóc mía độc tới Úc vào năm 1935 cũng có tác động tàn khốc đến quần thể mèo túi địa phương. Ban đầu cóc mía được đưa đến Úc từ châu Mỹ, cóc mía được coi là có hiệu quả trong việc kiểm soát sâu bệnh, nhưng thay vào đó, nó lại có tác dụng ngoài ý muốn là đầu độc và giết chết các loài động vật ăn thịt bản địa của Úc. Loài cóc vẫn còn tồn tại ở phần lớn vùng đông bắc Australia và loài mèo túi dường như không có sức đề kháng hoặc khả năng miễn dịch tự nhiên với chất độc đến từ loài cóc mía. (Ảnh: CNN).

Nông dân Australia bắt được quái vật hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng
Mùa sinh sản của mèo túi bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông ở Úc từ tháng 4 đến tháng 7. Mèo túi có thời gian mang thai khoảng ba tuần. Một số cá thể đặc biệt có thể sinh tới 30 con cùng một lúc, nhưng chỉ có 6 đến 8 con non có khả năng sống sót vì đó là số lượng tối đa mà mèo túi mẹ có thể cho con bú cùng một lúc. Tuổi thọ thông thường của loài này là từ hai đến năm năm, tuy nhiên rất ít cá thể đực có thể sống sau mùa giao phối đầu tiên hoặc thứ hai. Tuổi thọ tối đa từng được ghi nhận trong điều kiện nuôi nhốt là khoảng bảy năm. (Ảnh: A-z-animals).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đang vào rừng ngắm cây, người đàn ông bất ngờ gặp “chim thần” 155 năm mới xuất hiện

Đang vào rừng ngắm cây, người đàn ông bất ngờ gặp “chim thần” 155 năm mới xuất hiện

Nhiều người sau khi biết “chim thần” xuất hiện đã đổ xô tới hòn đảo để có cơ hội chiêm ngưỡng sinh vật này trước khi nó bay mất.

Đăng ngày: 08/10/2023
Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng

Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng

Nils Olav III là một chú chim cánh cụt hoàng đế, 21 tuổi, sống tại Vườn thú Edinburgh, đã được thăng chức Thiếu tướng vào đầu năm nay.

Đăng ngày: 07/10/2023
Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Loài vật xâm lấn với quy mô hơn 200 con/m2, gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm. Điều này khiến Trung Quốc gấp rút huy động gần 3 triệu con gà. Đó là loài vật gì?

Đăng ngày: 07/10/2023
Gấu trúc có thể bị

Gấu trúc có thể bị "jet lag"?

Những con gấu trúc khổng lồ sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể bị " chứng jet lag" nếu đồng hồ sinh học của chúng không phù hợp với môi trường.

Đăng ngày: 07/10/2023
Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Các bản ghi âm giọng nói của con người khiến động vật hoang dã ở Công viên quốc gia Greater Kruger (Nam Phi) sợ hãi hơn cả tiếng gầm của sư tử, thậm chí là tiếng súng.

Đăng ngày: 06/10/2023
Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Khám phá mới về xu hướng tình dục đồng tính ở các loài động vật có vú

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications, hoạt động tình dục đồng giới có thể giúp động vật có vú thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, thậm chí giúp giảm xung đột.

Đăng ngày: 06/10/2023
Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Phát hiện thú vị về nhím echidna đẻ trứng độc đáo nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin đã ghi lại được âm thanh của loài thú lông nhím mỏ ngắn echidna khi chúng phát ra các âm thanh khác nhau.

Đăng ngày: 06/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News