Phát hiện đôi vượn thuộc loài linh trưởng hiếm nhất thế giới
Các chuyên gia bảo tồn tìm thấy hai con vượn Hải Nam đang sinh sản, mang lại hy vọng hồi phục cho loài vật vô cùng nguy cấp.
Vượn Hải Nam là loài vượn chỉ tìm thấy trên hòn đảo cùng tên của Trung Quốc với số lượng chưa tới 10 con trên toàn thế giới vào thập niên 1970. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ bảo tồn, số lượng loài linh trưởng hiếm nhất thế giới đã tăng dần lên hơn 30. Đôi vượn Hải Nam đực và cái được phát hiện ở một trảng rừng mới. Các chuyên gia đến từ Dự án bảo tồn vượn Hải Nam cho rằng chúng đang sinh sản và tạo thành gia đình thứ 5 trên đảo.
Đôi vượn sẽ giúp số lượng vượn Hải Nam tiếp tục tăng lên. (Ảnh: MSN).
Đôi vượn đang sinh sản rất dễ nhận biết từ xa bởi con đực có màu đen tuyền trong khi con cái có màu vàng nổi bật. Chúng cũng là động vật sở hữu tiếng kêu cực lớn, thường phát ra âm thanh ầm ỹ để đánh dấu lãnh thổ. Những tiếng kêu này có thể được phóng đại gấp đôi như một cách để vượn đực và vượn cái củng cố quan hệ gắn bó bằng cách hát đôi khi bình minh ló rạng. Đôi vượn mới cũng được phát hiện qua tiếng kêu và đội tuần tra sau đó xác nhận sự tồn tại của chúng.
Sự phát triển của đôi vượn Hải Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc chiến ngăn tuyệt chủng ở loài này. Loài vượn chi dài sống trên cây gần diệt vong vào thế kỷ 20 do mất môi trường sống và nạn săn trộm. Do môi trường sống bị con người lấn chiếm để xây trang trại, số lượng vượn Hải Nam giảm từ 2.000 vào thập niên 1950 tới khoảng chục con vào năm 1970. Năm 2003, công tác khảo sát chỉ tìm thấy 13 cá thể sinh sống trong tự nhiên, thúc đẩy vườn bách thảo Kadoorie ở Hong Kong thành lập dự án bảo tồn vượn Hải Nam. Nhóm chuyên gia của dự án hy vọng với đôi vượn mới, số lượng loài này sẽ tiếp tục tăng lên. Theo cán bộ bảo tồn Philip Lo, đây là tin tức đáng khích lệ đối với dự án.
Tuy nhiên, nhiều loài vượn khác vẫn đang đối mặt với bờ vực tuyệt chủng. Vượn Hải Nam là loài duy nhất trong số 19 loài vượn trên thế giới có số lượng tăng trưởng ổn định. Nhưng chúng vẫn nằm trong danh mục "vô cùng nguy cấp" của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Nếu tổng số lượng vượn Hải Nam đạt trên 50 con, IUCN sẽ chuyển chúng sang danh mục "nguy cấp". Năm 2007, vượn Hải Nam tập trung ở khoảng rừng rộng 15,5km2 không có cây sung và vải, những trái cây yêu thích của chúng. Các chuyên gia bảo tồn đã trồng hàng nghìn cây mới, thường xuyên tuần tra khu vực, tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu thêm về sinh thái và hành vi của chúng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.
