Sống sót qua mùa đông, lửa thây ma bí ẩn quay trở lại đe dọa "nung chảy" Bắc Cực

"Chúng tôi đã quan sát các dữ liệu vệ tinh và có những dấu hiệu cho thấy lửa thây ma có thể sẽ bùng phát trở lại", ông Mark Parrington, một nhà khoa học cấp cao và chuyên gia về lửa tự nhiên tại Cơ quan Giám sát Khí quyển của Liên minh châu Âu, cho hay.

Những điểm nóng này - hiện chưa được xác nhận bằng các phương pháp đo lường mặt đất - tập trung cao ở những vùng cháy lớn vào mùa hè năm ngoái.

Năm 2019 là năm xuất hiện nhiều đám cháy lớn và kéo dài chưa từng thấy trên khắp các khu vực ở Siberia và Alaska.

Sống sót qua mùa đông, lửa thây ma bí ẩn quay trở lại đe dọa nung chảy Bắc Cực
Lửa thây ma là loại lửa liên tục cháy ngầm dưới lòng đất.

Tháng 6/2019 là thời điểm nóng kỉ lục trong vòng 150 năm trở lại đây, các đám cháy được ước tính là đã thải ra 50 triệu tấn CO2 vào khí quyển, ngang với lượng khí CO2 thải ra hàng năm của Thụy Điển.

"Chúng ta có thể sẽ thấy ảnh hưởng tích tụ dần của đợt cháy năm ngoái ở Bắc Cực với tình hình khí hậu năm nay, và nó có thể dẫn tới hiện tượng cháy quy mô lớn và lâu dài ở cùng khu vực," ông Parrington nói.

Cháy có nguy cơ xảy ra cao hơn khi thời tiết nóng và độ ẩm thấp. Châu Âu trong năm nay đã ghi nhận nhiệt độ cao kỉ lục vào tháng 3 và tháng 4 năm nay.

"Lửa thây ma là loại lửa liên tục cháy ngầm dưới lòng đất và sẽ bùng lên trên bề mặt sau một khoảng thời gian", ông Mike Waddington, một chuyên gia về hệ sinh thái tại Đại học McMaster ở Canada, cho biết.

Than nằm sâu trong đất hữu cơ hoặc đất than bùn có thể cháy trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau đó.

Các nhà khoa học theo dõi Alaska cũng chứng kiến những cảnh tượng tương tự.

"Chúng tôi đã ghi nhận ngày càng nhiều hiện tượng lựa vẫn cháy giữa thời tiết lạnh giá và ẩm ướt của mùa đông, và tiếp tục tái xuất vào mùa xuân sau đó", Hiệp hội Khoa học về Lửa tại Alaska - gồm 4 trường đại học và các viện nghiên cứu viết trong công bố về mùa xuân năm 2020.

Từ năm 2005 tới nay, các nhà khoa học tại Alaska đã ghi nhận 39 "ngọn lửa dai dẳng" như vậy. Kết hợp những quan sát đó với dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu thấy rằng hầu hết các ngọn lửa đều quá nhỏ để xác định bằng hình ảnh vệ tinh. Nhưng ngoài ra, cũng có những đám đủ lớn để quan sát từ không trung.

Những đám cháy lớn hồi năm ngoái bị gây ra một phần do nhiệt độ cao kỉ lục. Một số vùng ở Siberia và Alaska ấm hơn 10 độ C so với cùng thời điểm những năm trước đó.

Nhiệt độ tại Greendland tăng dần làm tan chảy những hòn đảo băng dài hàng km, gây ra sự tan chảy của 600 tỉ tấn băng trong năm - chiếm tới 40% tổng lượng nước biển dâng trong năm 2019.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến đổi khí hậu khiến cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn

Biến đổi khí hậu khiến cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn

Chiều cao của các khu rừng trên toàn thế giới đã giảm đi đáng kể, và tuổi đời của chúng cũng trẻ ra nhiều trong vòng 50 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 01/06/2020
Các nhà khoa học ghi hình được mây dạ quang ở độ cao 80km

Các nhà khoa học ghi hình được mây dạ quang ở độ cao 80km

Những đám mây phát ra ánh sáng màu xanh lam và trắng hình thành trong tầng trung lưu, nơi thiêu rụi đa số thiên thạch lao xuống Trái Đất.

Đăng ngày: 01/06/2020
Cảnh báo đáng sợ: Những con số cho thấy con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu

Cảnh báo đáng sợ: Những con số cho thấy con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu

Covid-19 hiện là mối lo ngại lớn nhất của loài người, nhưng là mối lo của hiện tại. Loài người còn một mối đe dọa lớn hơn nữa đã kéo dài suốt nhiều năm qua, mang tên biến đổi khí hậu!

Đăng ngày: 27/05/2020
Chụp được sét hình sứa đỏ rực trên bầu trời

Chụp được sét hình sứa đỏ rực trên bầu trời

Một thợ săn bão chụp hình sét đỏ hiếm gặp trông giống như con sứa khổng lồ lơ lửng giữa bầu trời ở bang Kansas.

Đăng ngày: 27/05/2020
6 nguồn năng lượng sạch mới của tương lai

6 nguồn năng lượng sạch mới của tương lai

Ngoài những nguồn năng lượng sạch truyền thống, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nhiều nguồn năng lượng mới có thể là xu hướng trong tương lai.

Đăng ngày: 27/05/2020
Khí hậu cực đoan làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Úc và New Guinea

Khí hậu cực đoan làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Úc và New Guinea

Biến đổi khí hậu cực đoan rất có thể là nguyên nhân làm tuyệt chủng hệ động vật khổng lồ ở Sahul – siêu lục địa được tạo thành bởi Úc và New Guinea trong thời kỳ mực nước biển thấp.

Đăng ngày: 25/05/2020
Thông tin mới đáng lo ngại: Bắc Cực tuần này nóng tới 30 độ C

Thông tin mới đáng lo ngại: Bắc Cực tuần này nóng tới 30 độ C

Nơi vốn nổi tiếng với băng lạnh chứng kiến cái nóng kỷ lục.

Đăng ngày: 25/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News