Phát hiện dưỡng khí trên vệ tinh sao Thổ
Một vệ tinh của sao Thổ có bầu khí quyển được tạo nên bởi khí oxy và carbon dioxide.
Phi thuyền Cassini của Mỹ phát hiện sự tồn tại của bầu khí quyển trên Rhea, vệ tinh lớn thứ hai của sao Thổ, trong một lần bay sát thiên thể này trong tháng 3, National Geographic đưa tin.
Bầu khí quyển chứa oxy tồn tại trên một số vệ tinh trong hệ Mặt Trời, song đây là lần đầu tiên con người xác nhận sự tồn tại của nó trên một vệ tinh của sao Thổ.
“Giới khoa học từng phát hiện khí oxy trên hai vệ tinh của sao Mộc và giờ đây điều đó lại xảy ra trên một vệ tinh của sao Thổ” Ben Teolis, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tây Nam tại Mỹ, phát biểu.
Vệ tinh Rhea của sao Thổ. (Ảnh: National Geographic).
Kính thiên văn không gian Hubble của Mỹ từng phát hiện tầng oxy mỏng xung quanh vệ tinh Europa và Ganymede của sao Mộc trong thập niên 90. Trên cả hai vệ tinh này, khí oxy thoát ra từ lớp băng trên bề mặt. Băng bị phân hủy thành oxy và hydro bị “bắn phá” bởi những hạt mang điện tích từ sao Mộc.
Từ phát hiện đối với hai vệ tinh của sao Mộc, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng oxy có thể tồn tại trên các vệ tinh của sao Thổ, bởi các vệ tinh này có kích thước lớn và bị bao phủ bởi nước ở dạng băng.
Rhea là một mục tiêu phù hợp cho cuộc tìm kiếm. Nước ở dạng băng chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần vật chất của nó. Với đường kính 1.529 km, Rhea có lực hấp dẫn đủ lớn để giữ khí quyển trên bề mặt.
Tàu Cassini từng tìm kiếm khí oxy xung quanh Rhea trong hai lần bay qua (năm 2005 và 2007). Trong những lần đó, Cassini lần lượt bay cách Rhea 501 km và 5.736 km. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự tồn tại của khí oxy xung quanh Rhea.
Hồi tháng 3, Cassini bay cách bề mặt Rhea 97 km, gần hơn rất nhiều so với hai lần trước, Teolis cho hay. Với khoảng cách đó, nó thực sự bay xuyên qua khí quyển của thiên thể này. Máy đo quang phổ của Cassini xác nhận sự tồn tại của cả khí oxy và CO2.
Oxy chiếm khoảng 70% bầu khí quyển của Rhea, còn CO2 chiếm 30%. Khi tàu Cassini lấy mẫu, dữ liệu nó gửi về cho thấy bầu khí quyển của Rhea mỏng hơn chừng 100 lần so với không khí bao bọc vệ tinh Europa và Ganymede của sao Mộc. Vì thế tàu Cassini không thể phát hiện sự tồn tại của không khí quanh Rhea.
“Bầu khí quyển của Rhea không đủ dày để tàu vũ trụ có thể phát hiện từ xa. Nồng độ khí oxy trong bầu khí quyển trái đất lớn hơn ít nhất 5.000 tỷ lần so với vệ tinh Rhea”, Teolis giải thích.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
