Phát hiện gần 100 sao lùn nâu xung quanh Mặt trời

Loạt sao lùn nâu mới phát hiện có nhiệt độ thấp khác thường, mang đến cơ hội mới để các nhà khoa học hiểu thêm về loại thiên thể này.

Dự án Backyard Worlds: Planet 9 phát hiện 95 sao lùn nâu với sự trợ giúp của các nhà thiên văn tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn Hồng ngoại-Quang học Quốc gia (NOIRLab) thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF), Space hôm 19/8 đưa tin. Nhóm dự án gồm các nhà khoa học chuyên nghiệp và cả tình nguyện viên.

Phát hiện gần 100 sao lùn nâu xung quanh Mặt trời
Minh họa một sao lùn nâu quay quanh sao lùn trắng. (Ảnh: Space).

"Những thiên thể lạnh này mang đến cơ hội mới để giới khoa học hiểu thêm về khí quyển và quá trình hình thành của các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Chúng cũng giúp ước lượng chính xác hơn số lượng thiên thể trôi nổi trong vùng không gian liên sao gần Mặt trời", Aaron Meisner, chuyên gia tại NOIRLab, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Nghiên cứu này chứng tỏ không gian xung quanh Mặt trời vẫn còn nhiều điểm chưa được khám phá và các nhà khoa học nghiệp dư cũng là những người lập bản đồ thiên văn xuất sắc", đồng tác giả Jackie Faherty, chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York, nhận xét.

Sao lùn nâu là những thiên thể khác thường, nặng hơn nhiều so với hành tinh nhưng lại quá nhẹ để trở thành sao. Chúng có thể rất nóng, nhưng 95 sao lùn nâu mới phát hiện lại đặc biệt nguội. Một số thậm chí tương đương nhiệt độ Trái đất và đủ nguội để mây cấu tạo từ hạt nước tồn tại trong khí quyển.

Năm 2014, các nhà khoa học phát hiện WISE 0855, sao lùn nâu lạnh nhất từng ghi nhận, nhờ dữ liệu từ vệ tinh WISE của NASA. Sao lùn này chỉ có mức nhiệt là -23 độ C, lạnh hơn nhiều so với các thiên thể khác cùng loại. Một số nhà khoa học thậm chí nghi ngờ WISE 0855 thực chất là một ngoại hành tinh.

Với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ hiểu thêm về nguyên nhân khiến những sao lùn nâu này lại lạnh như vậy, hoặc đánh giá xem chúng có thực sự là sao lùn nâu hay không. "Phát hiện mới giúp tìm hiểu khoảng trống giữa WISE 0855 với các sao lùn nâu khác", Marc Kuchner, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, cho biết.

Backyard Worlds: Planet 9 sử dụng dữ liệu từ vệ tinh NEOWISE thu được năm 2010-2011 và dữ liệu từ các nhiệm vụ trước đó, khi vệ tinh này còn mang tên cũ là WISE. "Các phát hiện của dự án cho thấy người dân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập kiến thức khoa học về vùng không gian xung quanh Hệ Mặt trời", Meisner chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch sáng gấp 900 lần trăng tròn lao qua Trung Quốc

Thiên thạch sáng gấp 900 lần trăng tròn lao qua Trung Quốc

Thiên thạch phát nổ trên khí quyển khiến bầu trời đêm sáng rực trong nháy mắt, đồng thời tạo ra âm thanh lớn.

Đăng ngày: 21/08/2020
Sự thật choáng váng: Có một

Sự thật choáng váng: Có một "Mặt trời thứ 2" ngay trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Mặt trời có thể sở hữu một người anh em song sinh, cùng kích cỡ, đã đào thoát và để lại dấu tích trên Đám mây Oort ngoài rìa Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 20/08/2020
Trái đất xuất hiện những

Trái đất xuất hiện những "vết lõm" kỳ lạ, hàng loạt vệ tinh lạc lối

Vết lõm vô hình nhưng đáng sợ trên từ quyển Trái Đất tạo nên một tam giác quỷ đối với các vệ tinh, đã được các nhà khoa học từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard (NASA) phát hiện.

Đăng ngày: 20/08/2020
Các nhà khoa học tái tạo vụ nổ siêu tân tinh

Các nhà khoa học tái tạo vụ nổ siêu tân tinh

Sau khi tạo ra từ trường cực mạnh trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học chứng minh được rằng các sóng xung kích trong từ trường đó bị kéo về một hướng.

Đăng ngày: 19/08/2020
Tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh "qua mặt" NASA lao tới Trái đất

Tiểu hành tinh to bằng ôtô lập kỷ lục tới gần Trái Đất nhất với tốc độ 44.400 km mỗi giờ mà các nhà thiên văn không phát hiện.

Đăng ngày: 19/08/2020
Ngoạn mục bức ảnh tụ hội 2 hiện tượng vũ trụ kỳ thú

Ngoạn mục bức ảnh tụ hội 2 hiện tượng vũ trụ kỳ thú

Bức ảnh do một thành viên của đoàn Expedition 62 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp trước bình minh.

Đăng ngày: 19/08/2020
Nhịp tia gamma kỳ lạ khiến giới nghiên cứu bối rối

Nhịp tia gamma kỳ lạ khiến giới nghiên cứu bối rối

Cách một hố đen cung cấp năng lượng cho nhịp tia gamma của đám mây khí từ khoảng cách 100 năm ánh sáng vẫn là điều bí ẩn với các nhà khoa học.

Đăng ngày: 19/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News