Phát hiện kinh ngạc khi giải phẫu xác chú chó còn nguyên vẹn sau 14.000 năm

Theo CNN, khi tiến hành nghiên cứu xác của một con chó từ Kỷ Băng hà được bảo quản hoàn hảo, các nhà khoa học đã có một khám phá bất ngờ. Đó chính là mảnh cơ thể có thể là của một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng còn sót lại bên trong dạ dày nó.

Các nhà nghiên cứu Nga lần đầu tiên khai quật được xác của loài chó - có thể là chó hoặc sói - từ một địa điểm ở Tumat, Siberia, vào năm 2011.

Phát hiện kinh ngạc khi giải phẫu xác chú chó còn nguyên vẹn sau 14.000 năm
Xác của chú chó được bảo quản nguyên vẹn sau 14.000 năm.( Ảnh: CNN).

Bên trong dạ dày của chú chó 14.000 tuổi là một mảnh mô lông. Lúc đầu, các nhà khoa học cho rằng mảnh vỡ thuộc về một con sư tử hang động, vì bộ lông màu vàng mịn của nó. Nhưng những chuyên gia tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stockholm lại nghĩ theo hướng khác sau khi các hoạt động kiểm nghiệm được tiến hành.

"Khi lấy DNA xét nghiệm, nó không giống một con sư tử hang động", Love Dalen, giáo sư di truyền học tiến hóa tại Trung tâm Di truyền sinh vật cổ, một liên doanh giữa Đại học Stockholm và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển, nói với CNN.

Dalen cho biết: “Chúng tôi có cơ sở dữ liệu tham chiếu và DNA ty thể của tất cả các loài động vật có vú, vì vậy chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu và kết quả thu được – cho thấy nó là của một con tê giác lông mượt” Dalen nói.

Ông nói: "Điều đó hoàn toàn chưa từng xảy ra. Chúng tôi chưa từng tìm được xác của bất kì loài động vật nào từ Kỷ Băng hà mà vẫn còn nguyên các mảnh mô của những con vật bị chúng ăn bên trong dạ dày”.

Sau khi xác định niên đại bằng carbon phóng xạ của mẫu, các chuyên gia xác định rằng bộ da của con tê giác khoảng 14.000 năm tuổi.

Ông nói: "Xác của chú chó con này, chúng tôi đã biết, có niên đại khoảng 14.000 năm trước. Chúng tôi cũng biết rằng tê giác lông mượt đã tuyệt chủng 14.000 năm trước. Vì vậy, có khả năng, con chó con này đã ăn thịt một trong những con tê giác lông mượt cuối cùng còn sót lại”.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn tò mò về việc làm thế nào mà con chó con lại có một mảnh cơ thể của loài tê giác này trong bụng.

Edana Lord, một nghiên cứu sinh tại Trung tâm Cổ sinh vật học, đồng tác giả công trình nghiên cứu về sự biến mất của loài tê giác lông mượt, nói với CNN rằng những sinh vật này có kích thước tương đương với tê giác trắng ngày nay – vậy nên khả năng chú chó này giết chết tê giác để ăn thịt là rất khó xảy ra.

Các nhà khoa học cũng tò mò về việc con chó này chết ngay sau khi nó ăn thịt tê giác.

Dalen nói với CNN: “Con chó con này hẳn đã chết rất nhanh sau khi ăn thịt con tê giác vì nó chưa được tiêu hóa tốt”.

Ông suy đoán: “Chúng tôi không biết đó có phải là một con sói hay không, nhưng nếu đó là một con sói con, có thể nó bắt gặp một con tê giác con đã chết, hoặc con sói (trưởng thành) đã ăn thịt con tê giác con. "Có thể khi thấy chúng ăn thịt con mình, tê giác mẹ đã trả thù".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy tàn tích xưởng sản xuất xà phòng dầu olive 1.200 năm tuổi

Tìm thấy tàn tích xưởng sản xuất xà phòng dầu olive 1.200 năm tuổi

Các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của một xưởng sản xuất xà phòng cổ đại nhiều khả năng thuộc về một gia đình giàu có.

Đăng ngày: 18/08/2020
Xác tàu đắm từ thế kỷ XVIII chứa đầy các chai thuỷ tinh bí ẩn

Xác tàu đắm từ thế kỷ XVIII chứa đầy các chai thuỷ tinh bí ẩn

Một con tàu đắm mới được phát hiện ở Vịnh Phần Lan đang tiết lộ những bí mật chưa từng được khám phá trước đây.

Đăng ngày: 18/08/2020
Hóa thạch siêu hiếm của bọ ba thuỳ cổ đại được bảo quản cực hoàn hảo

Hóa thạch siêu hiếm của bọ ba thuỳ cổ đại được bảo quản cực hoàn hảo

Theo thông tin từ các nhà khảo cổ, hóa thạch của sinh vật 429 triệu năm tuổi được bảo tồn tốt đến mức đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 18/08/2020
Chăn tuần lộc, gặp đầu lâu

Chăn tuần lộc, gặp đầu lâu "quái thú" khổng lồ nổi lên giữa hồ

Sau 10.000 năm an nghỉ, quái thú kỷ băng hà quyết định nổi lên giữa hồ ngay lúc người đàn ông đưa bầy tuần lộc của mình đi ngang.

Đăng ngày: 17/08/2020
Phát hiện

Phát hiện "nệm giường" lâu đời nhất trong hang động trên núi

Tổ tiên của chúng ta đã biết sử dụng cỏ và tro để làm nệm giường từ ít nhất 200.000 năm trước, nghiên cứu cho biết.

Đăng ngày: 17/08/2020
Tìm ra thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại

Tìm ra thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại

Phân tích ADN cho thấy biến đổi khí hậu mới là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của tê giác lông chứ không phải do săn bắn quá mức.

Đăng ngày: 17/08/2020
Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước

Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS One tiết lộ tập tục hỏa táng đã được con người sử dụng từ thời đại đồ đá mới.

Đăng ngày: 16/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News