Phát hiện gấu ngựa "khủng" trong rừng Quảng Trị

Qua bẫy ảnh, lực lượng chức năng đã ghi nhận một con gấu ngựa nặng khoảng 150 kg ở trong rừng Quảng Trị.

Chiều 26-11, ông Hà Văn Hoan - Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - xác nhận một con gấu ngựa vừa được ghi nhận thông qua hoạt động bẫy ảnh trong lâm phần đơn vị quản lý.

Trước đó, Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa phối hợp với Tổ chức WWF tiến hành đặt máy bẫy ảnh kỹ luật số trong lâm phần đơn vị để điều tra loài sao la. Trong quá trình này, máy bẫy ảnh đã phát hiện, ghi lại nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài gấu ngựa thuộc nhóm IB nguy cấp, quý hiếm.

Phát hiện gấu ngựa khủng trong rừng Quảng Trị
Con gấu ngựa quý hiếm vừa được ghi nhận thông qua bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. (Ảnh: BQL KBTTN Bắc Hướng Hóa).

Theo Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, con gấu ngựa này nặng khoảng 150 kg. Sau khi ghi nhận, đơn vị này đã tổ chức đồng bộ các biện pháp để bảo vệ, bảo tồn loài động vật quý hiếm này cũng như các loài động vật hoang dã khác.

"Đây là loài động vật rất dễ có nguy cơ tuyệt chủng, vì thế cần có sự chung tay bảo vệ từ chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành cũng như người dân địa phương" - lãnh đạo Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa kỳ vọng.

Trước đó, cũng thông qua hoạt động bẫy ảnh, Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận nhiều động vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới (IUCN) như khỉ mặt đỏ, tê tê, thỏ vằn, gà lôi trắng, voọc chà vá chân nâu, voọc gáy trắng cùng nhiều loài chim, chồn, cầy, lợn rừng...

Gấu ngựa có tên khoa học là Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus, còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya hay Gấu đen châu Á. Gấu ngựa nằm trong Sách đỏ Thế giới (IUCN), là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chó sói ở Ethiopia rất thích ăn mật hoa

Kỳ lạ chó sói ở Ethiopia rất thích ăn mật hoa

Những con sói ở Ethiopia liếm hoa poker đỏ. Đây là loài ăn thịt lớn đầu tiên trên thế giới được biết đến là loài ăn mật hoa.

Đăng ngày: 27/11/2024
Một con cua có thể đầu độc hơn 40.000 con chuột, vậy tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?

Một con cua có thể đầu độc hơn 40.000 con chuột, vậy tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?

Cua thường là món ngon trên bàn ăn của mọi người. Thịt của chúng mềm, ngọt và có vị êm dịu. Tuy nhiên, không phải loại cua nào cũng an toàn để ăn, đặc biệt là một số loại cua biển.

Đăng ngày: 26/11/2024
Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu

Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thu hẹp môi trường sống, gấu Bắc Cực đang phải vật lộn để thích nghi với điều kiện mới.

Đăng ngày: 26/11/2024
Phát hiện mới ở loài chó chỉ ra nghịch lý trong tự nhiên

Phát hiện mới ở loài chó chỉ ra nghịch lý trong tự nhiên

Kích thước bộ não ở một số loài chó dường như không tỷ lệ thuận với mức độ thông minh của chúng.

Đăng ngày: 25/11/2024
Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh

Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh

Từ năm 1974 đến năm 1978, nhà linh trưởng học nổi tiếng Jane Goodall ghi lại cuộc xung đột kéo dài giữa đàn tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe tại Tanzania.

Đăng ngày: 25/11/2024
Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Các nhà làm phim lần đầu tiên quay lại khoảnh khắc một con bạch tuộc bắn đạn đá vào cá săn mồi khi đang ẩn nấp trong vỏ sò, giống như một tay súng bắn tỉa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Đó là chim "vẹo cổ", khi gặp nguy hiểm, chúng vặn cổ và phát ra âm thanh như tiếng rít của rắn.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News