Phát hiện giòi ăn thịt sống dưới da người

Cơn ác mộng đối với mọi du khách đã trở thành sự thực với một cặp đôi người Australia khi đi nghỉ dưỡng ở Nam Mỹ: Những con giòi ăn thịt bắt đầu làm tổ dưới da họ.

Báo New Zealand Herald đưa tin, Bryan Williams và Ally Vaag đang chu du vùng lòng chảo Amazon thì bị muỗi đốt. Tuy nhiên, vào thời gian họ đặt chân tới Bolivia, các vết muỗi cắn trên da họ bắt đầu phát triển thành mụn mủ rỉ nước, đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế để loại bỏ những con giòi sống bên trong vết thương.

Phát hiện giòi ăn thịt sống dưới da người
Ấu trùng của ruồi trâu xâm nhập vào da người sống ký sinh
thông qua vết thương do côn trùng đốt. (Ảnh: Health News)

Những con giòi gây hại trên được xác định là ấu trùng của loài ruồi trâu Dermatobia hominis, sống chủ yếu Trung và Nam Mỹ, theo Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Đại học Florida (Mỹ). Bất chấp khả năng làm trầm trọng hóa vết thương, những sinh vật này dễ bị tiêu diệt hoặc loại bỏ.

Vòng đời của ruồi trâu Dermatobia hominis khá dị thường. Con cái bám vào một côn trùng hút máu, thường là muỗi hoặc rệp, và đẻ trứng lên cơ thể của động vật trung gian này trước khi bỏ đi. Khi muỗi hoặc rệp cắn người hoặc động vật có vú, máu nóng khác, trứng của ruồi trâu sẽ phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ và nở thành những ấu trùng tí hon (giòi), xâm nhập vào da của vật chủ thông qua vết thương do côn trùng cắn.

Mặc dù bọn giòi ăn mủ bên trong da, nhưng chúng vẫn cần phải thở thông qua những lỗ chân lông nhỏ trên bề mặt da. Chỗ chúng làm tổ dưới da sẽ sưng tấy, tiết ra mủ và dịch gây đau nhức.

Sau khoảng 8 tuần, các ấu trùng trưởng thành sẽ rời bỏ vết thương để xuống đất, nơi chúng phát triển thành ruồi trâu có cánh.

Cho đến nay, người ta chưa phát hiện ruồi trâu làm lây lan bất kỳ dạng nhiễm trùng nào. Trong thực tế, có thể dễ dàng loại bỏ sinh vật gây hại bằng nhiều cách, chẳng hạn như chỉ cần bôi kem dưỡng ẩm phủ kín vết thương để làm ngạt thở các con giòi, sau đó dùng nhíp gắp chúng ra.

Tiến sĩ Marc Shaw thuộc Trung tâm Tiêm chủng và Sức khỏe khách du lịch quốc tế của New Zealand cho biết, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm trùng ruồi trâu là tránh bị muỗi đốt: luôn mặc áo, quần dài tay; dùng thuốc diệt côn trùng để khiến lũ ruồi trâu phải tránh xa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News