Phát hiện giữa Hoàng Thành một con thuyền cổ
![]() |
Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: VNN) |
Con thuyền cổ trở thành một trong những hiện vật đầu tiên được trưng bày tại chỗ ngoài trời. Nhìn con thuyền gỗ đen thui, nằm chếch nghiêng 45% (một nửa vẫn chìm dưới đất), nửa lộ ra dài khoảng 1,5m, rộng khoảng 1m người ta không khỏi kinh ngạc: Tại sao giữa Hoàng Thành lại có thuyền này?
Ông Tín cho biết vị trí của con thuyền chính là cạnh của dòng sông cổ chảy xuyên qua khu vực Hoàng Thành. "Con sông này khá rộng, hai bên bờ chúng tôi cũng đã tìm được dấu vết của những thân cây gỗ, đó chính là "đường giao thông" giữa các cung điện thời xưa, đồng thời cũng là nơi tiêu nước. Điều này trùng hợp với chi tiết chép trong sử cũ là vào đời Trần, có năm Hoàng Thành bị ngập nước, một vị trong hoàng tộc còn đi thuyền để tới các cung điện..." (*)
Cũng theo ông Tín, xét về niên đại thì con thuyền này bị chìm vào thời Lê. Chung quanh nó có nhiều đồ gốm mang niên đại này, lại có cả một mảnh mái chèo phủ sơn... Rõ ràng việc đi lại trên dòng sông cổ đã kéo dài đến tận thế kỷ 17, sau đó mới chấm dứt.
Vì đây là hiện vật bằng gỗ, kinh phí bảo quản rất lớn, mà các chuyên gia Việt Nam chưa có kinh nghiệm bảo quản loại hiện vật này, nên phải mời các chuyên gia của Nhật Bản.
"Chúng tôi tạm thời lấp cát lại, để tiếp tục làm cầu dẫn ở trên. Nhưng do đây là một hiện vật đặc biệt, một minh chứng sống động và hấp dẫn về cuộc sống trong Hoàng Thành xưa, nên chúng tôi trưng bày tại chỗ bằng cách đặt một tấm ảnh con thuyền y như thật (tỷ lệ 1:1) lên chính vị trí đó, rồi làm lồng kính bên trên và chiếu đèn ở dưới cho du khách có thể tham quan, bảo đảm không khác gì xem hiện vật thật!", ông Tín nói.
-------
(*) Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1236, Trần Liễu, nhân nước to, vỡ tràn vào cung, đã đi thuyền vào chầu Vua, nhân thấy người cung phi, bèn cưỡng dâm. Đình thần hạch tội, giáng xuống làm Hoài Vương.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.
Đăng ngày: 19/02/2025

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.
Đăng ngày: 02/02/2025

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
Đăng ngày: 01/02/2025

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
Đăng ngày: 21/01/2025

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
Đăng ngày: 21/01/2025

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm