Phát hiện hai dạng khác nhau của nước lỏng

Các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện nước lỏng tồn tại ở hai dạng riêng biệt khác nhau về cấu trúc và mật độ phân tử.


Nước lỏng tồn tại ở hai dạng lỏng hoàn toàn khác nhau. (Ảnh: Đại học Stockholm.)

Trong báo cáo công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) hôm 31/5, nhóm nghiên cứu tại Đại học Stockholm, Thụy Điển, phát hiện nước tồn tại ở hai dạng lỏng riêng biệt, mỗi dạng có sự khác nhau lớn về cấu trúc và mật độ phân tử, theo Science Alert.

Nhóm nghiên cứu sử dụng hai loại hình ảnh X-quang để theo dõi sự di chuyển và khoảng cách giữa các phân tử H2O, khi nước chuyển từ trạng thái lỏng vô định hình, lỏng đông lạnh sang lỏng nhớt và một số kiểu khác. Họ phát hiện nước lỏng không chỉ tồn tại ở một dạng duy nhất mà luân chuyển giữa hai dạng khác nhau, mật độ cao và mật độ thấp.

"Nước ở nhiệt độ phòng không thể tự quyết định nó nên ở dạng nào, mật độ cao hay thấp, dẫn đến sự dao động giữa hai dạng này. Nước không phải là một chất lỏng phức tạp, mà là hai dạng chất lỏng đơn giản nhưng có một mối quan hệ phức tạp", Lars GM Pettersson, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Hầu hết chúng ta được dạy ở trường học rằng, nước tồn tại ở ba trạng thái khác biệt bao gồm rắn, lỏng và hơi nước. Nhưng nước không đơn giản như vậy, nó còn có thể tồn tại trong một trạng thái tương tự plasma. Các nhà khoa học xác định được 70 đặc tính của nước lỏng hoàn toàn khác biệt so với những chất lỏng khác mà chúng ta biết.

Ý tưởng của nhóm nghiên cứu xuất phát từ thực tế đó là băng đá có thể tồn tại ở dạng mật độ cao và mật độ thấp. Họ nghi ngờ rằng nước lỏng cũng mang đặc tính tương tự nên quyết định nghiên cứu để tìm hiểu chính xác những điều suy đoán. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả của một nghiên cứu. Các nhóm khoa học độc lập khác cần phải xác minh kết quả trước khi kiến thức mới được đưa vào sách giáo khoa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News