Phát hiện hai loài thực vật núi cao mới trên dãy Andes
Các nhà khoa học tìm thấy hai loài thực vật mới ở độ cao hơn 4.600m trên dãy Andes nhưng đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác.
Viola ornata (trái) và Viola longibracteolata (phải). (Ảnh: H.Trinidad/E. Navarro).
Đại học Quốc gia San Marcos của Peru dẫn đầu nghiên cứu hôm 29/11 cho biết các loài mới được đặt tên là Viola ornata và Viola longibracteolata thuộc phân chi Neo-andinium trong chi Hoa tím (Viola). Phân chi này tập hợp các loài chủ yếu sống tại những vùng xa xôi trên dãy Andes ở độ cao cực lớn.
Hai loài mới đều được tìm thấy ở phía nam Peru. Trong khi Viola ornata là loài đặc hữu của vùng Moquegua, phát triển ở độ cao từ 4.650 đến 4.970m trong đất đông lạnh, loại đất chịu chuỗi đóng băng và tan băng suốt cả ngày, Viola longibracteolata là loài đặc hữu của tỉnh Arequipa, sống ở những nơi có đất đá lạnh trên độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển.
Cả hai có điểm chung là cây thân thảo lâu năm với bề ngoài khá nhiều lông, mọc thành hình hoa thị và có những bông hoa nhỏ. Màu sắc và hình dạng của chúng giúp hòa vào môi trường xung quanh.
"Tình trạng bảo tồn của hai loài mới đang ở mức cực kỳ nguy cấp, chủ yếu là do chất lượng môi trường sống hiện tại và tiềm năng của chúng giảm sút, do những khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc khai thác khoáng sản quá mức", Đại học Quốc gia San Marcos lưu ý.
Chi Viola gồm khoảng 600 loài đã được mô tả, trong đó Neo-andinium là phân chi lớn nhất với khoảng 113 loài tập trung ở Nam Mỹ. Phát hiện mới ở Arequipa và Moquegua nâng tổng số loài Neo-andinium được phát hiện ở Peru lên con số 15.

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.
