Phát hiện sinh vật dài nhất hành tinh ở ngoài khơi Tây Australia

Một nhóm nghiên cứu vô tình tìm thấy loài siphonophore khổng lồ dưới độ sâu 600m, trong hình thái xoắn ốc, chìa ra những xúc tu đáng sợ để kiếm ăn, Guardian công bố ngày 30/11.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một sinh vật sợi dài, dẻo, lơ lửng, tạo thành hình xoắn ốc khổng lồ, ở độ sâu 600m, trong một hẻm núi dưới nước ở bờ biển Tây Australia vào năm 2020.

"Nó giống như một sợi dây ở đường chân trời. Nó cực kỳ lớn", ông Nerida Wilson từ Bảo tàng Tây Australia, chia sẻ với Guardian ngày 30/11.


Con siphonophore khổng lồ được phát hiện ở ngoài khơi Tây Australia đang trong tư thế xoắn ốc để bắt con mồi bằng những xúc tu chết chóc. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt).

Loài sinh vật đó là siphonophore (thủy tức ống) sống ở dưới biển sâu, là một nhánh khác của sứa lửa (Portuguese man o' war). Chúng bồng bềnh trên mặt biển, kéo ra những xúc tu chết người trong làn nước. Cá thể trên được cho là một loài mới thuộc chi Apolemia, nhóm sinh vật trông giống như những chiếc khăn quàng lông vũ.

Cách siphonophore xoắn ốc được cho là ở hình thái đang kiếm ăn. Rất nhiều xúc tu nhỏ tạo nên một "bức tường" bẫy những con mồi nhỏ, trong đó có cá và các động vật giáp xác.

Mục đích của các nhà khoa học là nghiên cứu biển sâu và họ vô tình bắt gặp sinh vật thân dài này khi tàu lặn đang trên đường quay về con tàu nghiên cứu Falkor, do Viện Đại dương Schmidt điều hành.

Màn hình trên tàu Falkor chiếu trực tiếp hình ảnh từ máy quay trên tàu lặn. Mọi người trên tàu đã bối rối khi nhìn thấy một hình xoắn ốc khổng lồ xuất hiện. Tất cả đều há hốc chạy vào phòng điều khiển để nhìn rõ hơn. Ông Wilson nói: "Nó đẹp một cách mê hoặc. Mọi người đều không biết đó là cái gì".

Vì thời gian không còn nhiều, nên tàu lặn chỉ có thể quan sát rất nhanh với sinh vật đó. Wilson nói: “Chúng tôi đi vòng quanh, quay một số cảnh quay và một mẫu mô nhỏ. Sau đó, chúng tôi phải quay về".

Siphonophores cùng một nhóm động vật với sứa, nhưng cơ thể chúng được tạo ra theo một cách độc đáo hơn, giống như hàng trăm con sứa nhỏ dính vào nhau. Về bản chất chúng là một sinh vật duy nhất, được tạo ra do sinh sản giữa đực và cái.

Thay vì phát triển theo cách thông thường, siphonophores có các bộ phận nhỏ gọi là zooids. Mỗi zooid có nhiệm vụ riêng như kiếm ăn, sinh sản hay vờn con mồi. Ông Wilson nói: “Chúng là một quần thể và có nhiều cá thể nhỏ".

Dựa vào tính toán sơ bộ đường đi của tàu lặn, siphonophore hình xoắn ốc được cho là mẫu vật dài nhất từng được phát hiện, với chiều dài khoảng 45 m. Nó thậm chí được coi là loài động vật dài nhất từng được đo, dài hơn so với cá voi xanh.

Ông Wilson đang làm việc với chuyên gia quang trắc để tính chính xác kích thước của siphonophore qua hình ảnh. Việc trích xuất thông tin ba chiều từ video không hề dễ dàng, vì con siphonophore ấy di chuyển theo sau tàu lặn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 14/04/2025
Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới

Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới

Cá mập đầu búa là những thợ săn rất hung dữ, chúng chủ yếu săn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, mực và một số loài động vật giáp xác...

Đăng ngày: 13/04/2025
Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đăng ngày: 09/04/2025
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News