Phát hiện hàng loạt khối đá hình ngón tay trên bề mặt Sao Hỏa
Tin tức khoa học mới nhất trên tờ ABC (Úc) cho biết, tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (MRO) vừa phát hiện ra hẻm núi có những khối đá dạng những ngón tay màu xanh xám trên bề mặt Sao Hỏa.
Phát hiện những khối đá lạ trên bề mặt sao Hỏa
Theo tin tức khoa học mới nhất trên ABC (Úc), bề mặt sao Hỏa xuất hiện khối đá hình những ngón tay có màu xanh nước biển, chúng được gọi là Yardang. Gió thổi mang theo cát bụi bám vào những khối đá nhọn, nhô lên trông như những ngón tay gầy và dài. Chúng nằm trong khu vực sa mạc Arsinoes Chaos trên bề mặt Sao Hỏa có gió thổi mạnh.
Những điêu khắc đá hình ngón tay xanh kỳ lạ trên bề mặt Sao Hỏa
Sa mạc Arsinoes Chaos kéo dài 4.000 km, trong đó có 7 km là hệ thống hẻm núi sâu khổng lồ nằm ở phía nam đường xích đạo của sao Hỏa, cách xa về phía đông của hẻm núi Valles Marineris - hẻm núi lớn, trải dài 1/4 một vòng hành tinh đỏ. Valles Marineris là thung lũng lớn được tạo ra bởi một vết nứt kiến tạo trong lớp vỏ sao Hỏa từ hàng tỷ năm về trước.
Dưới tác động của nước và gió làm cho khối núi đá bị mài mòn, khoét sâu khu vực hẻm núi, cuối cùng tạo thành một khối núi đá dạng những ngón tay màu xanh xám trên bề mặt Sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng khối địa hình lộn xộn trong các hẻm núi đá tại Arsinoes được tạo nên bởi dòng nước lớn chảy qua đi về vùng đồng bằng thấp nẳm ở phía bắc sao Hỏa, nơi được gọi là đáy đại dương cổ đại.
Tàu quỹ đạo trinh sát Sao Hỏa MRO thăm dò sự thay đổi thời tiết theo mùa trên bề mặt Sao Hỏa
Các đường cát lằn màu xám xanh trong rặng núi ngang thông gió nằm vuông góc giữa những hẻm núi yardang trên bề mặt Sao Hỏa. Những hình ảnh được chụp bởi camera HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát Sao Hỏa Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của NASA vào 04/1. MRO thăm dò vòng quanh sao Hỏa trong quỹ đạo cực gần, với chu kỳ 12 lần một ngày, ở độ cao khoảng 300 km.
Tàu vũ trụ MRO bắt đầu thăm dò quanh sao Hỏa kể từ tháng 3 năm 2006, cho đến nay MRO đang thực hiện nhiệm vụ thứ 4 của mình trong hành trình khám phá Sao Hỏa. Ngày 07 tháng 2 vừa qua, MRO hoàn thành vòng quay thứ 40.000 trên quỹ dạo xung quanh hành tinh đỏ.
MRO đang tìm ra chu kỳ thay đổi thời tiết theo mùa trên bề mặt sao Hỏa. Theo thông tin từ tàu vũ trụ NASA, sao Hỏa là một thế giới có những hoạt động địa chất năng động và đa dạng hơn nhiều so với những gì mọi người từng nghĩ trước đây.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
