Phát hiện hàng ngàn xác ướp động vật trong đền thờ cổ Ai Cập
Các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng ngàn xác ướp động vật tại đền thờ pharaoh Ramses II.
Ít nhất 2.000 xác ướp đầu cừu có niên đại từ thời Ptolemaic và một cấu trúc nguy nga của Vương quốc cổ (Old Kingdom) đã được phát hiện tại đền thờ Ramses II ở thành phố cổ Abydos, miền nam Ai Cập – theo các quan chức về cổ vật.
Khoảng 2.000 xác ướp đầu cừu được phát hiện trong quá trình khai quật tại đền thờ Ramses II ở Abydos, Ai Cập.
Xác ướp cừu, chó, dê rừng, bò, linh dương và cầy mangut được tìm thấy trong ngôi đền cùng với đầu cừu đực, được cho là đồ cúng tạ ơn.
Nó cho thấy sự tôn kính dành cho pharaoh Ramses II tại địa điểm khoảng 1.000 năm sau khi ông qua đời - một tuyên bố từ Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.
Bộ trên cho biết thêm rằng đây là những khám phá sẽ giúp mọi người hiểu thêm về địa điểm này trong khoảng thời gian hơn 2 thiên niên kỷ cho đến thời kỳ Ptolemaic. Thời kỳ Ptolemaic kéo dài khoảng 3 thế kỷ cho đến khi người La Mã chinh phục vào năm 30 trước Công nguyên.
Một trong những chiếc đầu cừu được các nhà khảo cổ phát hiện trong quá trình khai quật tại Abydos, Ai Cập.
Abydos, nằm ở tỉnh Sohag của Ai Cập, cách Cairo khoảng 435km về phía nam. Đây là một trong những địa điểm khảo cổ lớn của Ai Cập mặc dù ít được viếng thăm. Tại đây có một nghĩa địa dành cho hoàng gia Ai Cập cổ đại thời kỳ đầu và là trung tâm hành hương để thờ thần Osiris.
Các cuộc khai quật trên được thực hiện với sự tham gia từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại của Đại học New York, Mỹ.
Một khu vực mới được phát hiện tại đền thờ Ramses II ở Abydos.
Cùng với xác ướp động vật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một cấu trúc cung điện lớn với những bức tường dày khoảng 5 mét từ triều đại thứ 6 của Vương quốc Cổ, cùng với một số bức tượng, giấy cói, tàn tích cây cổ thụ, quần áo và giày da.
Cấu trúc này được cho là có thể giúp “tái lập cảm giác về cảnh quan cổ xưa của Abydos trước khi xây dựng đền thờ Ramses II”.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
