Phát hiện hành tinh có sự sống “ẩn nấp” ngay gần Trái đất
Các nhà thiên văn học vừa tìm ra dấu hiệu sự sống ở một hành tinh rất gần hệ Mặt trời của con người.
Dấu hiệu sự sống ở hành tinh rất gần hệ Mặt trời
Mới đây, các nhà thiên văn học đã tìm ra hành tinh có khả năng tạo điều kiện sống cho sinh vật ngoài vũ trụ. Hai hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 4,3 năm ánh sáng, tương đương khoảng 40,6 ngàn tỷ km.
Khu vực hành tinh có thể mang sự sống nằm không xa Mặt trời là bao
Theo nhận định ban đầu, hành tinh trên quay quanh quỹ đạo của sao Alpha Centauri và tạo thành thiên hà nằm gần hệ Mặt trời nhất. Trước đây, khu vực này được cho là không có sự sống bởi nhiệt độ bề mặt ngôi sao này quá lớn, khoảng 1.500 độ C.
Hành tinh có dấu hiệu sự sống được đặt tên là Alpha Centauri Bb. Được phát hiện từ năm 2012 nhưng vào thời điểm ấy giới khoa học đã bác bỏ việc tồn tại của hành tinh này bởi các tín hiệu thu được là không rõ ràng.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học tới từ ĐH Cambridge lại đưa ra một kết luận khác. Qua việc quan sát với kính thiên văn Hubble trong hai năm 2013 và 2014, họ khẳng định Alpha Centauri Bb có tồn tại. Đây là hành tinh có cùng kích thước với Trái đất nhưng thời gian một năm chỉ kéo dài vỏn vẹn 20,4 ngày.
So sánh quỹ đạo của hành tinh Alpha Centauri B với một số hành tinh trong hệ Mặt trời
Phát hiện này được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó mở ra một giai đoạn mới trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Rất nhiều các hành tinh giống Trái đất thậm chí tồn tại ngay trong hệ Mặt trời tuy nhiên lại bị “bơ” vì các tín hiệu thu được là không rõ ràng.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
