Phát hiện hành tinh dị biệt ngoài Hệ Mặt trời
Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh lớn bất thường quay quanh một ngôi sao nhỏ, nằm cách Trái đất khoảng 280 năm ánh sáng.
Hành tinh mới được phát hiện có kích thước bất thường. (Ảnh: Katherine Cain/Viện Khoa học Carnegie).
Theo CNN, kích thước khổng lồ của hành tinh mới được phát hiện, có tên gọi là TOI 5205b, đã khiến các nhà nghiên cứu coi nó là “hành tinh cấm”. Nó có kích thước tương đương Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Ngoài ra, giới thiên văn đã phát hiện ra TOI 5205b bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian TESS của NASA.
Nhiệm vụ săn tìm hành tinh được khởi động vào năm 2018 đã khảo sát ánh sáng của những ngôi sao gần và sáng nhất. Điều này giúp phát hiện những vết lõm của ánh sáng phát ra từ ngôi sao, từ đó khảo sát các vệ tinh quay quanh chúng. Trong đó, kính viễn vọng không gian TESS đã tìm thấy hàng nghìn hành tinh tiềm năng.
Để phát hiện ra “hành tinh cấm”, các nhà nghiên cứu đã dựa vào ngôi sao lùn đỏ có tên TOI-5205, với kích thước và khối lượng bằng khoảng 40% so với Mặt trời. Ngoài ra, nó có nhiệt độ khoảng 3.127 độ C.
Theo nghiên cứu được công bố ngày 21/2 trên Tạp chí Thiên văn học (The Astronomical Journal), hành tinh TOI 5205b là một sự phát hiện đặc biệt.
“Ngôi sao chủ, TOI-5205 chỉ có kích thước gấp khoảng 4 lần Mộc tinh. Bằng cách nào đó, nó đã xoay sở để hình thành một hành tinh có kích thước bằng Mộc tinh. Điều này khá ngạc nhiên”, tác giả nghiên cứu Shubham Kanodia, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Khoa học Carnegie cho biết.
Để dễ hình dung, các nhà nghiên cứu đã so sánh hành tinh này như một hạt đậu quay quanh quả chanh. Trong khi đó, Mộc tinh với kích thước bằng TOI 5205b chỉ được so sánh như một hạt đậu quay quanh quả bưởi (đại diện cho Mặt trời). Điều này ám chỉ hành tinh TOI 5205b có kích thước lớn bất thường.
Hình ảnh minh họa của các nhà nghiên cứu khi đề cập kích thước bất thường của TOI 5205b. (Ảnh: Katherine Cain/Viện Khoa học Carnegie).
Kanodia cho biết thêm sự tồn tại của TOI-5205b đã mở rộng những gì con người từng biết về cách các hành tinh được sinh ra. “Dựa trên hiểu biết của chúng tôi về sự hình thành hành tinh, TOI-5205b không nên tồn tại. Do đó, nó được xem là một hành tinh cấm”, Kanodia nói.
Xa hơn, các nhà nghiên cứu muốn quan sát hành tinh này trong tương lai bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb, nhằm kiểm tra nó có bầu khí quyển hay không và mở ra nhiều bí mật hơn về cách nó hình thành.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối
Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Loại khoáng chất dồi dào trên Mặt trăng này có thể cung cấp năng lượng cho nhân loại trong hàng nghìn năm
Đây cũng là một trong các động lực thúc giục các quốc gia tìm cách chinh phục trở lại Mặt trăng.

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.
