Phát hiện hành tinh khác thường sắp tiến gần Mặt trời

Các nhà thiên văn học ghi nhận một hành tinh nhỏ sắp tới gần Mặt trời nhất trên quỹ đạo kéo dài hơn 600.000 năm.


Quỹ đạo của 2014 UN271. (Ảnh: JPL).

Vật thể mang số hiệu 2014 UN271 được phát hiện gần đây từ dữ liệu của chương trình Khảo sát vật chất tối thu thập từ năm 2014 đến 2018. Nó có kích thước ước tính 100 - 370 km. Nếu là một sao chổi, đặc biệt đối với một vật thể đến từ rìa ngoài Hệ Mặt trời.

"2014 UN271 có kích thước lớn ngang sao chổi khổng lồ Sarabat hay còn gọi là C/1729 P1, vật thể lớn nhất trong đám mây Oort từng được tìm thấy, gần như có thể xếp vào danh mục hành tinh lùn", nhà thiên văn học nghiệp dư Sam Deen cho biết.

Điều đặc biệt nhất về 2014 UN271 là quỹ đạo của nó quanh Mặt trời vô cùng khác thường. Vật thể di chuyển giữa vành trong hệ Mặt trời và đám mây Oort, men theo không gian liên sao theo chu kỳ 612.190 năm.

Các nhà thiên văn học sắp chứng kiến 2014 UN271 tới gần Mặt trời nhất. Hiện nay, vật thể ở cách Mặt trời khoảng 22 đơn vị thiên văn (AU). Một AU bằng khoảng cách giữa Mặt trời và Trái Đất (149.597.870,7 km). Điều đó có nghĩa nó ở gần Mặt trời hơn sao Hải Vương (29,7 AU). 2014 UN271 đã vượt qua quãng đường 7 AU trong 7 năm qua và sẽ đến gần ngôi sao nhất năm 2031, ở khoảng cách 10,9 AU, gần tới quỹ đạo sao Thổ. Trước đó, nó sẽ hình thành vệt đuôi sao chổi do vật chất đóng băng trên bề mặt bốc hơi dưới sức nóng của Mặt trời.

Deen ước tính 2014 UN271 sẽ sáng ngang sao Diêm Vương trên bầu trời đêm. Sau khi lướt qua Mặt trời, nó sẽ tiếp tục hành trình tiến về phía đám mây Oort và dần đạt tới khoảng cách 60.000 AU.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News