Phát hiện hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời

Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km. Với kích thước này, 2.007 OR10 sẽ là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời.

Một nhóm các nhà thiên văn đã sử dụng dữ liệu từ hai kính thiên văn không gian và phát hiện ra hành tinh lùn có tên gọi là 2007 OR10 có kích thước lớn hơn nhiều so với hình dung trước đây. Họ nhận định rằng đây là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời sau hành tinh Pluto (sao Diêm Vương) và Eris.

Trước đây, các nhà thiên văn đã từng sử dụng dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn không gian Herschel để quan sát hành tinh 2007 OR10. Họ ước tính hành tinh lùn này có đường kính khoảng 1.280km. Tuy nhiên,việc ước tính này đã được thực hiện mà không có dữ liệu về thời gian quay của 2007 OR10, một yếu tố quan trọng để các nhà thiên văn có thể suy đoán về kích thước của vật thể.


Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km. Với kích thước này, 2007 OR10 sẽ là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời.

Nếu thiếu dữ liệu về thời gian quay của vật thể, ánh sáng được khám phá ra bởi một kính thiên văn có thể dẫn đến các ước tính không chính xác của một hành tinh, điển hình như trường hợp của 2007 OR10.

Các nghiên cứu mới đây cùng dựa trên dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn Herschel và dữ liệu ánh sáng được thu bởi tàu vũ trụ Kepler – đã được giao nhiệm vụ quan sát 2007 OR10 trong thời gian khoảng 19 ngày vào cuối năm 2014. Sự kết hợp của các bộ dữ liệu cho phép các nhà thiên văn nhận biết một số đặc điểm của hành tinh xa xôi này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km, dài hơn 200km so với hình dung trước đây. Nhóm nghiên cứu tin rằng hành tinh lùn 2007 OR10 có màu đỏ sẫm vì bề mặt của nó được phủ bởi băng cháy (methane ices), carbon monoxide và nitrogen.

Hiện tại các nhà thiên văn đã có thêm một vài thông tin về hành tinh 2007 OR10 và đã đến lúc họ cần đặt cho hành tinh này một tên gọi dễ nhớ hơn.

Các hành tinh lùn lớn nhất của hệ Mặt trời hiện tại là sao Diêm Vương (đường kính đạt 2.374km) và sao Eris (2.326km). Hiệp hội thiên văn quốc tế đã chính thức công nhận có năm hành tinh lùn tồn tại trong hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News