Phát hiện hành tinh ôn đới dễ sống hơn cả Trái đất

Ross 128b, hành tinh thuộc về một hệ mặt trời khác trong chòm sao Xử Nữ, có khả năng tồn tại sự sống tốt hơn Trái đất. Một năm ở hành tinh này chỉ có 9,9 ngày.

Một nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters đã trình bày những dữ liệu đáng ngạc nhiên về một "bản sao Trái đất" cách chúng ta khoảng 11 năm ánh sáng: Ross 128b.

Phát hiện hành tinh ôn đới dễ sống hơn cả Trái đất
Hành tinh mới phát hiện có thể có khí hậu dễ chịu và khả năng tồn tại sự sống còn cao hơn cả trái đất - ảnh mô phỏng của ESO.

Ross 128b thuộc về một hệ mặt trời khác với trung tâm là sao lùn đỏ Ross 128, còn có tên là Proxima Virginis, thuộc chòm sao Xử Nữ. Ross 128b nhỏ hơn trái đất 1,7 lần và gần ngôi sao trung tâm hơn khoảng cách giữa trái đất và mặt trời tới 20 lần. Một năm trên hành tinh này chỉ khoảng 9,9 ngày.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, tiến sĩ Diogo Souto đến từ Đài Quan sát quốc gia Brasil, cho biết các tính toán cho thấy sự cân đối giữa khoảng cách và nhiệt lượng ngôi sao trung tâm tỏa ra giúp khí hậu ở đa số các vùng trên Ross 128b giống như khí hậu vùng ôn đới của trái đất, vô cùng dễ chịu.

Cụ thể, khu vực ấm áp rộng lớn có thể có nhiệt độ lên đến 20 độ C, trong khi nơi lạnh nhất ở các địa cực là âm 60 độ C.

Đáng ngạc nhiên hơn, khi tính đến các yếu tố hỗ trợ sự sống, hành tinh này cho thấy khả năng xuất hiện sự sống cao hơn trái đất của chúng ta đến 1,35 lần.

Theo đồng tác giả Johanna Teske, đến từ Viện khoa học Carnegie (Washington DC - Mỹ), hiện nhóm của họ đang tiếp tục tìm hiểu về bầu khí quyển nơi đó và rất hy vọng nó khá giống với trái đất.

Nhóm tác giả cũng hy vọng một "siêu kính thiên văn" đang được xây dựng ở Đài thiên văn La Silla (Chile) sau khi hoàn thành sẽ giúp họ trong việc quan sát và đánh giá các dấu ấn sinh học trên hành tinh này. Việc tìm thấy sự sống ở đây có vẻ rất khả quan sau các phát hiện mới và đây cũng là một trong các bản sao trái đất gần nhất mà giới khoa học tìm thấy từ trước đến nay, với khoảng cách chỉ 11 năm ánh sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Chuyện hi hữu: thiên thạch đôi bay ngang Trái đất

Chuyện hi hữu: thiên thạch đôi bay ngang Trái đất

Khi quan sát bằng kính thiên văn ra đa, các nhà khoa học nhận thấy nó thật ra là một tập hợp hai vật thể dài khoảng 915m quay vòng quanh nhau với chu kỳ khoảng 20-24 giờ.

Đăng ngày: 14/07/2018
Đột phá khoa học: Tìm thấy nguồn phát bí ẩn của

Đột phá khoa học: Tìm thấy nguồn phát bí ẩn của "hạt ma" sau một thế kỷ dò tìm

Neutrino là các hạt hạ nguyên tử gần như không có điện tích, do đó nó hiếm khi tương tác với môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 14/07/2018
Jeff Bezos tham vọng mở dịch vụ chuyển phát không gian giữa Mặt trăng và Trái đất

Jeff Bezos tham vọng mở dịch vụ chuyển phát không gian giữa Mặt trăng và Trái đất

Cả SpaceX của Elon Musks và Blue Origin của Jeff Bezos đều đang chạy đua trong ngành công nghiệp du hành không gian.

Đăng ngày: 14/07/2018
Cái nhìn cận cảnh về vệ tinh

Cái nhìn cận cảnh về vệ tinh "made in Viet Nam" Micro Dragon

Micro Dragon được chế tạo bởi 36 kỹ sư người Việt, thuộc Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VNSC) từ năm 2013.

Đăng ngày: 13/07/2018
Tên lửa NASA tạo sóng âm phá tan cầu vồng

Tên lửa NASA tạo sóng âm phá tan cầu vồng

Với tiếng nổ động cơ lên tới 200 decibel, vượt quá 80 dB so với ngưỡng nghe của con người, tên lửa phát ra sóng âm đủ mạnh để làm lung lay các tòa nhà, khiến tóc người đứng xem bắt lửa...

Đăng ngày: 13/07/2018
Lần đầu tiên sau 4 thập niên, siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào thứ 6 ngày 13

Lần đầu tiên sau 4 thập niên, siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào thứ 6 ngày 13

Theo National Geographic, vào thứ Sáu ngày 13, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trên bầu trời và có thể quan sát được từ khu vực bờ biển phía Đông Nam Australia, Tasmania...

Đăng ngày: 12/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News