Phát hiện hệ 6 hành tinh có quỹ đạo hoàn hảo
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics cho thấy ngôi sao HD 158259 được quay quanh bởi một "siêu Trái đất" và năm "sao Hải Vương nhỏ".
Bản thân điều này đã là một phát hiện không bình thường bởi đến nay mới chỉ có khoảng chục ngôi sao có nhiều hơn 5 hành tinh quay quanh được khám phá. Tuy nhiên, hệ thống HD 158259 càng trở nên đặc biệt bởi các hành tinh của nó duy trì một tỷ lệ quỹ đạo gần như hoàn hảo.
Mỗi cặp hành tinh cạnh nhau trong hệ sao đều có "sự cộng hưởng 3:2", theo Nathan Hara, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Geneva, Thụy Sĩ (UNIGE). Điều đó có nghĩa là khi hành tinh thứ nhất hoàn thành ba vòng quỹ đạo quanh ngôi sao chủ, hành tinh thứ hai ở phía ngoài sẽ hoàn thành hai vòng quay; và khi hành tinh thứ hai hoàn thành ba vòng quay, hành tinh thứ ba sẽ hoàn thành hai vòng. Quy luật này tiếp tục lặp lại ở các cặp hành tinh tiếp theo.
Đồ họa mô phỏng hệ hành tinh HD 158259. (Ảnh: Michael S. Helfenbein).
HD 158259, cách chúng ta khoảng 88 năm ánh sáng, bao gồm 6 hành tinh có khối lượng lớn gấp 2 - 6 lần Trái Đất. Tuy nhiên, đây là một hệ hành tinh "nhỏ gọn" bởi khoảng cách từ ngôi sao trung tâm đến hành tinh phía ngoài cùng còn ngắn hơn 2,6 lần so khoảng cách từ Mặt trời của chúng ta đến hành tinh gần nhất là sao Thủy.
Tỷ lệ quỹ đạo của các hành tinh trong HD 158259 có thể cung cấp những manh mối về sự hình thành của hệ thống này. "Một số hệ đa hành tinh nhỏ gọn khác như TRAPPIST-1 và Kepler-80 cũng có tỷ lệ quỹ đạo gần hoàn hảo. Các hệ thống như vậy được cho là hình thành từ cách xa ngôi sao trước khi di chuyển về phía nó", nhà thiên văn học Stephane Udry từ UNIGE, đồng tác giả của nghiên cứu giải thích.
Phát hiện mới về HD 158259 dựa trên các kết quả quan sát từ thiết bị đo quang phổ SOPHIE thuộc Đài thiên văn Haute-Provence ở Pháp.và kính viễn vọng không gian săn ngoại hành tinh TESS của NASA.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
