Phát hiện "Hệ mặt trời" lạ có hành tinh thuộc vùng sự sống
NASA vừa khám phá một hệ hành tinh kỳ lạ sở hữu một siêu trái đất và 2 tiểu Hải Vương Tinh, trong đó có một hành tinh đủ điều kiện cho sinh vật cực đoan sống sót.
"Thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA vừa tìm thấy một "hệ mặt trời" với ít nhất 3 hành tinh quay quanh một sao lùn đỏ. Sau đó, nhà thiên văn học Maximilian Günther (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) và các cộng sự tiếp tục theo dõi, giải mã bí ẩn của 3 hành tinh lạ bằng hệ thống kính viễn vọng mặt đất.
Đồ họa của Sci-News về hệ hành tinh mới được phát hiện.
3 hành tinh này có kích thước từ 1,25 đến 2,42 lần so với Trái đất; trong đó 1 hành tinh mang hình dạng một siêu trái đất đá, 2 hành tinh còn lại là "tiểu Hải Vương Tinh" với khí gas, đá và băng giá thống trị.
Tất cả chúng đều quay rất gần sao mẹ với 1 năm chỉ bằng 3,4; 5,7 và 11,4 ngày trên Trái đất. Bản thân sao mẹ là một sao lùn đỏ có kích thước bằng 40% mặt trời của chúng ta.
Sao lùn đỏ TOI 270 và bóng mờ của các hành tinh quay quanh nó - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Tuy quay gần sao mẹ nhưng sao lùn đỏ vốn mát hơn mặt trời rất nhiều nên hành tinh năm xa nhất – tiểu Hải Vương Tinh TOI 270d – vẫn giữ được nhiệt độ bề mặt là 67 độ C, một nhiệt độ đủ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng và có thể sở hữu sự sống ngoài hành tinh dưới dạng sinh vật cực đoan.
Đây là một hệ hành tinh rất có tiềm năng nghiên cứu lâu dài. Theo thông số vừa công bố trên trang bách khoa toàn thư điện từ về hành tinh The Extrasolar Planets Encyclopaedia, nó chỉ cách Trái đất 22,453 parsec, tương đương 77,23 năm ánh sáng.
Nghiên cứu vừa được công bố trực tuyến trên trang arXiv.org.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Tổng quan về sao Thủy
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.
