Phát hiện "Hệ Mặt trời" cổ đại có 2 hành tinh khổng lồ kinh dị
Thợ săn hành tinh TESS của NASA vừa phát hiện 2 thế giới địa ngục mới thuộc về một ngôi sao già cỗi mang tên TOI-1130.
Cả 2 hành tinh mang tên TOI-1130b và TOI-1130c đều là 2 hành tinh khí khổng lồ, đồng dạng với sao Mộc. Thế nhưng trái với sao Mộc khá lạnh và đầy mây phủ, 2 hành tinh này thực sự là những địa ngục với nhiệt độ hoàn toàn không phù hợp cho sinh vật sống.
Sau phát hiện ban đầu của TESS, các nhà thiên văn từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã dùng một số hệ thống kính viễn vọng mặt đất như Pan-STARSS, TRAPPIST-South và SMARTS để thu thập thông tin rõ ràng hơn về 2 hành tinh đáng sợ này.
Minh họa về hệ thống TOI-1130 - (ảnh: SCI-NEWS).
TOI-1130b có kích cỡ tương đương sao Hải Vương, một năm ở đó chỉ bằng 4,1 ngày trên trái đất bởi nó rất gần với sao mẹ, vòng quay rất ngắn. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên tới 527 độ C.
TOI-1130c "nguội" hơn một chút nhưng vẫn đủ chết chóc: 364 độc C, quay quanh sao mẹ mỗi 8,4 ngày. Thế giới này có kích thước 0,97 lần Sao Mộc nhưng bán kính tới 1,5 lần.
Còn ngôi sao mẹ TOI-1130 là một ngôi sao cổ đại có tuổi đời lên đến 8,2 tỉ năm tuổi, tức già hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 3 tỉ năm tuổi. Đó là một ngôi sao loại K7 có kích thước nhỏ hơn Mặt trời khoảng 32%.
Dạng hệ hành tinh này được coi là hiếm gặp trong vũ trụ. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu về nó thông qua các kính viễn vọng mặt đất cũng như nhờ sự trợ giúp của Kính viễn vọng không gian Hubble (NASA/ESA), thiết bị có thể bắt được các tín hiệu khí quyển của TOI-1130c.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
