Thợ săn hành tinh của NASA phát hiện hố đen xé toạc sao

TESS, kính viễn vọng 200 triệu USD của NASA, quan sát hố đen nặng gấp 600 triệu lần Mặt Trời "ăn" ngôi sao ở cách Trái Đất 375 triệu năm ánh sáng.

Lần đầu tiên kính viễn vọng không gian TESS của NASA bắt gặp một ngôi sao bị xé toạc bởi hố đen siêu lớn. Hố đen này có khối lượng lớn gấp khoảng 6 triệu lần Mặt Trời, nằm ở trung tâm của thiên hà 2MASX J07001137-6602251 trong chòm sao Volans cách đây 375 triệu năm ánh sáng. Ngôi sao nhiều khả năng có kích thước tương đương Mặt Trời.


Mô phỏng hố đen xé toạc ngôi sao. (Ảnh: CNN).

Khi những ngôi sao tới quá gần hố đen, chúng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của hố đen và bị xé nhỏ. Một số vật chất bắn vào không gian. Phần còn lại trở thành thức ăn cho hố đen, bị hút vào đĩa bồi tụ nóng phát sáng tạo từ khí gas của nó. Đây là sự kiện gián đoạn thủy triều hay TDE. Sự kiện hiếm gặp này chỉ xảy ra cách nhau 10.000 - 100.000 năm trong những thiên hà lớn như dải Ngân hà. Việc quan sát TDE vô cùng khó khăn.  

TDE khiến hố đen phát ra chớp sáng cực mạnh. Các quan sát rộng và liên tục của kính viễn vọng không gian TESS đã ghi lại chi tiết kết cục của ngôi sao trong sự kiện có tên gọi ASASSN-19bt. Phát hiện từ TESS được nhóm nghiên cứu ở Đại học Ohio công bố hôm 26/7 trên tạp chí Astrophysical Journal.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục sử dụng nhiều kính viễn vọng trên mặt đất và trong không gian để quan sát sự kiện, ghi lại những bước sóng ánh sáng khác nhau mang thông tin về tốc độ cũng như thành phần cấu tạo của ngôi sao. Nhóm nghiên cứu quan sát sự kiện trong 42 ngày trước khi độ sáng của ASASSN-19bt đạt đỉnh và kéo dài thêm 37 ngày sau đó.

Việc nghiên cứu sự kiện không chỉ cung cấp hiểu biết mới về hố đen mà còn giúp tìm hiểu bản chất khác thường của TDE. Nhiệt độ của ngôi sao giảm 50% từ 39.705 độ C xuống còn 19.705 độ C chỉ trong vài ngày.

Từ khi phóng vào vũ trụ hồi tháng 4/2018, kính viễn vọng không gian TESS trị giá 200 triệu USD của NASA tiếp tục nhiệm vụ săn hành tinh của kính viễn vọng Kepler. Để tìm kiếm các ngoại hành tinh, TESS khảo sát các ngôi sao. TESS đang nghiên cứu vùng trời lớn gấp 400 lần so với tầm quan sát của Kepler, bao gồm 200.000 ngôi sao sáng nhất ở gần đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News