Cái chết đau đớn của ngôi sao bị siêu hố đen xé toạc

Siêu tân tinh sáng gấp 20 lần độ sáng của toàn bộ dải Ngân Hà thực chất là xác chết của một ngôi sao đến quá gần siêu hố đen và bị xé rách toạc.

Quan sát mới của các nhà thiên văn chỉ ra sự kiện vũ trụ mang tên ASASSN–15lh không phải là một vụ nổ siêu tân tinh mà là cái chết đau đớn của một ngôi sao khi đến quá gần hố đen siêu lớn, theo Science Alert. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 12/12 trên tạp chí Nature Astronomy.

Hồi tháng 6 năm ngoái, các nhà khoa học bắt gặp một luồng sáng lóa trong vũ trụ, được cho là vụ nổ siêu tân tinh mạnh nhất trong lịch sử với ánh sáng ở cực điểm gấp 20 lần độ sáng của toàn bộ dải Ngân Hà.

Thông thường, một ngôi sao đạt đến khối lượng đủ lớn ở cuối vòng đời sẽ tự phát nổ để trở thành siêu tân tinh. Vụ nổ xảy ra do ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu hoặc chứa quá nhiều vật chất. Được xem là vụ nổ lớn nhất trong không gian, độ sáng của ASASSN–15lh lớn gấp đôi kỷ lục trước đó, thu hút sự chú ý của cộng đồng thiên văn.

Cái chết đau đớn của ngôi sao bị siêu hố đen xé toạc
Hố đen đang nuốt một ngôi sao. (Ảnh: ESO, ESA/Hubble, M. Kornmesser).

Những ngôi sao chỉ có thể đến cuối vòng đời khi không có điều gì khác xảy ra trong quá trình, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà thiên văn học Giorgos Leloudas ở Viện khoa học Weizmann, Israel.

"Chúng tôi quan sát nguồn phát trong 10 tháng kể từ sau sự kiện và kết luận đó không phải là một siêu tân tinh cực sáng", Leloudas cho biết. "Kết quả chỉ ra sự kiện này có thể do một hố đen siêu lớn quay rất nhanh và phá hủy ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn".

ASASSN–15lh nằm trong thiên hà cách Trái Đất khoảng 4 tỷ năm ánh sáng. Giả thuyết được nhóm nghiên cứu đặt ra là hố đen siêu lớn nằm ở trung tâm hệ sao xa xôi và hút những ngôi sao gần nó.

Khi một ngôi sao đến quá gần hố đen, nó sẽ bị xé toạc trong "sự kiện gián đoạn thủy triều", nơi những dòng lực hấp dẫn cực mạnh kéo căng vật chất thành hình sợi mỏng dài. Quá trình này được gọi là spaghettification (hiệu ứng mì ống hóa). Để có thể phá hủy một ngôi sao như thế, hố đen ASASSN–15lh phải có khối lượng gấp ít nhất 100 triệu lần so với Mặt Trời.

"Sự kiện gián đoạn thủy triều mà chúng tôi đề xuất không thể lý giải với một siêu hố đen không quay", Nicholas Stone ở Đại học Columbia, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. "Chúng tôi cho rằng ASASSN–15lh là sự kiện gián đoạn thủy triều hình thành từ một loại hố đen rất đặc biệt".

Cái chết đau đớn của ngôi sao bị siêu hố đen xé toạc
Đĩa vật chất mỏng quay nhanh chứa những tàn dư của một ngôi sao giống Mặt Trời bị xé nát bởi lực hấp dẫn của hố đen. (Ảnh: ESO, ESA/Hubble, M. Kornmesser).

Các hố đen không quay không ảnh hưởng đến những ngôi sao nằm bên ngoài chân trời sự kiện của nó, ranh giới nơi lực hấp dẫn không thể thoát khỏi hố đen. Nhưng một hố đen quay gọi là hố đen Kerr không có giới hạn đó.

Nếu giả thuyết của nhóm nghiên cứu đúng, ánh sáng cường độ cao của ASASSN–15lh là kết quả do ngôi sao bị kéo về phía hố đen. Khi điều này xảy ra, vật chất bị mì ống hóa của ngôi sao sẽ va chạm với chính nó và sản sinh nhiệt độ cao, tạo thành một vụ nổ ánh sáng chói lóa mà lúc đầu các nhà khoa học cho là siêu tân tinh đặc biệt.

"Giờ đây khi có những công cụ thích hợp và biết được những gì đang tìm kiếm, chúng ta sẽ tìm thấy được nhiều hơn và có được cảm giác tốt hơn về số lượng của chúng. Thật thú vị vì đây là cách mới để tìm hiểu về hố đen và cái chết của những ngôi sao", Stone nói.

  • Video: Khoảnh khắc siêu hố đen xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno tiếp cận thành công Sao Mộc lần thứ ba

Tàu vũ trụ Juno của NASA đã thực hiện thành công lần thứ ba tiếp cận Sao Mộc. Thời điểm nó đến gần Sao Mộc nhất là 19:04 hôm 11/12 (giờ Việt Nam) khi tàu di chuyển với tốc độ 207.600km/giờ.

Đăng ngày: 18/12/2016
Bản sao Mặt Trời

Bản sao Mặt Trời "ăn thịt" nhiều hành tinh trong hệ

Ngôi sao HIP68468 có kích thước, khối lượng, độ sáng tương tự Mặt Trời và mang nhiều dấu hiệu chứng tỏ nó từng nuốt gọn một số hành tinh trong hệ.

Đăng ngày: 17/12/2016
NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

NASA phóng vào quỹ đạo 8 vệ tinh siêu nhỏ có thể dự báo bão

Theo thông báo của NASA, máy bay Stargazer L-1011 mang theo các vệ tinh nói trên đã cất cánh từ Căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 16/12/2016
Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Nhóm khoa học gia và kỹ sư thuộc đại học Princeton đã phát triển thiết bị đặt trên mặt đất và được xem là bước tiến dài trong nghiên cứu các hành tinh ngoại thiên hà nhờ khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh xa xôi này.

Đăng ngày: 16/12/2016
Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 16/12/2016
NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

Khả năng Trái đất chúng ta bị các hành tinh va vào là cực kì hiếm, nhưng thật ra nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi thảm họa này trở thành sự thật.

Đăng ngày: 15/12/2016
Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện một hành tinh khí ngoài hệ Mặt Trời bao quanh bởi những đám mây giàu khoáng chất tạo đá ruby và sapphire.

Đăng ngày: 14/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News