Phát hiện hệ sinh thái bao la tồn tại nhờ khí methane

Một đoàn thám hiểm nghiên cứu biển được tài trợ bởi Cục quản lý năng lượng biển (BOEM - U.S. Bureau of Ocean Energy Management),  và Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ đã dẫn đến những phát hiện có thể là miệng phun thủy nhiệt methane (methane cold seep) lớn nhất bởi hai nhóm nghiên cứu của trường đại học và các đối tác của họ, UNCW công bố hôm 22/5/2013 (UNCW - University of North Carolina at Wilmington – Trường Đại học bắc Carolia Wilmington).

Khu vực miệng phun thủy nhiệt này nằm sâu dưới phía tây của Bắc Đại Tây Dương, xa nguồn năng lượng mặt trời giúp duy trì sự sống. Những con trai nằm phủ trên chỗ thoát ra các bong bóng khí và dựa trên những vi khuẩn sử dụng khí methane để tạo ra năng lượng. Quá trình này được gọi là hóa tổng hợp (chemosynthesis), tạo cơ sở cho sự sống trong môi trường khắc nghiệt và có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn tại sao những sinh vật có thể tồn tại dưới những điều kiện khắc nghiệt như vậy.

“UNCW và FSU (Trường Đại học bang Florida) đã hoàn thành hai chuyến khám phá biển cùng nhau và điều này có lẽ là phát hiện lớn nhất của chúng tôi”, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Steve Ross của UNCW nói. “Các nghiên cứu về vấn đề này và những quần thể này giúp các nhà khoa học hiểu, làm thế nào mà sự sống có thể phát triển mạnh trong các môi trường khắc nghiệt, và có lẽ ngay cả trên các hành tinh khác nữa”.

Phát hiện hệ sinh thái bao la tồn tại nhờ khí methane

Những khám phá về khu vực miệng phun thủy nhiệt methane mới này chỉ là một trong 3 vị trí đã được ghi nhận tại bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ, và đến nay là vị trí có quy mô rộng lớn nhất, hai khu vực khác thuộc bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ được ước tính dài ít nhất 1km và rộng hàng trăm mét. Các nhà khoa học cũng quan sát thấy, những con hải sâm nằm xen chặt giữa những con trai biển và lũ tôm thì bơi ở trên chúng. Rất nhiều loài cá, trong đó có một số loài có hành vi bất thường, thường xuất hiện quanh hệ sinh thái độc đáo này.

Đóng quân trên tàu Ronald H. Brown của NOAA, các nhóm nghiên cứu đã sử dụng các khả năng đa dạng của các xe điều khiển từ xa của Viện Hải dương học Woods Hole, Jason II để tính toán và nghiên cứu những chỗ giải phóng methane mới này… Các nhóm nghiên cứu đã có thể quay những video có độ nét cao, lấy mẫu trầm tích tại vị trí nghiên cứu, thu lượm những con trai sống để nghiên cứu di truyền và sinh sản của chúng, thu thập các vỏ của những con sò to đã chết và các hòn đá để phân tích về niên đại, lấy các mẫu nước để kiểm tra tính chất hóa học và thu thập các mẫu động vật có liên quan để nghiên cứu về chuỗi thức ăn.

Phát hiện những miệng phun thủy nhiệt methane này có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết khoa học về các nguồn tài nguyên dầu khí và khí hydrat (các nguồn năng lượng này có thể rất quan trọng trong tương lai) dọc theo sườn lục địa Mỹ.

Tài trợ chính cho cuộc thám hiểm nghiên cứu được cung cấp bởi Cục Quản lý năng lượng biển, cùng với NOAA tài trợ cho Ronald H. Brown và Jason ROV, cơ quan khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và các cộng tác viên khác cũng cung cấp một loạt các khoản hỗ trợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News