Phát hiện hệ thống sông dài 460km ẩn dưới Nam Cực

Các nhà khoa học tìm thấy một hệ thống sông ngầm khổng lồ bên dưới lớp băng ở Nam Cực, có thể đẩy nhanh quá trình băng tan.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 27/10, do Đại học Imperial College London, Đại học Waterloo ở Canada, Đại học Malaysia Terengganu và Đại học Newcastle của Anh phối hợp thực hiện, mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới về Nam Cực, đồng thời nhắc nhở còn nhiều điều hơn nữa để tìm hiểu về lục địa này.

Phát hiện hệ thống sông dài 460km ẩn dưới Nam Cực
Hệ thống sông ngầm khổng lồ mới được phát hiện dưới lớp băng Nam Cực. (Ảnh: Dow et al. 2022)

"Khi lần đầu tiên phát hiện ra các hồ bên dưới lớp băng ở Nam Cực cách đây vài thập kỷ, chúng ta nghĩ chúng bị cô lập với nhau. Bây giờ, chúng ta bắt đầu hiểu rằng có cả một hệ thống ở dưới đó, được kết nối với nhau bằng các mạng lưới sông rộng lớn", đồng tác giả Martin Siegert, Giáo sư từ Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London, nói trong thông cáo báo chí.

Nghiên cứu mô tả cách con sông dài 460km thu thập nước từ một khu vực có kích thước bằng Đức và Pháp cộng lại, cho thấy lưu lượng nước hoạt động dưới đáy tảng băng ở Nam Cực nhiều hơn những gì các nhà khoa học từng nghĩ và điều này có thể khiến nó dễ bị tổn thương hơn trước biến đổi khí hậu.

"Khu vực nghiên cứu có lượng băng đủ để nâng mực nước biển trên toàn cầu thêm 4,3m. Lượng băng đó tan ra bao nhiêu và tốc độ ra sao có liên quan đến độ trơn của đáy băng. Hệ thống sông mới được phát hiện có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình này", Seigert giải thích.

Khám phá được thực hiện bằng cách kết hợp các mô hình thủy văn của tảng băng và kỹ thuật đo radar trong không khí, cho phép nhìn thấy bên dưới lớp băng. Nhóm nghiên cứu tập trung vào một khu vực chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và phần lớn không thể tiếp cận được, nơi có chứa băng từ cả đông và tây Nam Cực, kéo dài đến biển Weddell.

"Từ các phép đo vệ tinh, chúng tôi biết những khu vực nào của Nam Cực đang mất băng và lượng băng bao nhiêu, nhưng chúng tôi không nhất thiết phải biết tại sao. Khám phá này có thể là một liên kết bị thiếu trong các mô hình dự đoán hiện tại. Chúng ta có thể đã đánh giá thấp tốc độ băng tan chảy khi không tính đến ảnh hưởng của các hệ thống sông này", trưởng nhóm nghiên cứu Christine Dow, Tiến sĩ từ Đại học Waterloo, nói thêm.

Có hai cách chính mà nước có thể đi vào bên dưới các tảng băng. Một là thông qua sự tan chảy ở đáy do ma sát khi băng dịch chuyển trên đất liền và sức nóng vốn có của Trái Đất. Một cách khác là thông qua băng tan chảy trên bề mặt và nước chảy xuống qua các khe sâu.

Ở Nam Cực, mùa hè được cho quá lạnh để lượng nước tan chảy trên bề mặt tạo ra các khe sâu. Do đó, người ta cho rằng chỉ có một lượng nhỏ nước hiện diện dưới chân các tảng băng ở Nam Cực. Phát hiện mới nhất bác bỏ giả thuyết này bằng cách chứng minh có đủ nước từ quá trình tan chảy cơ bản để tạo thành các hệ thống sông quan trọng bên dưới lớp băng dày hàng kilomet.

Nhóm nghiên cứu đang thu thập thêm thông tin từ các cuộc khảo sát liên quan đến hệ thống sông mới. Họ hy vọng có thể điều chỉnh mô hình hiện có cho các khu vực khác để hiểu rõ hơn về cách Nam Cực có thể ảnh hưởng đến hành tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm chung của các vụ giẫm đạp và nguyên nhân gây thiệt mạng

Điểm chung của các vụ giẫm đạp và nguyên nhân gây thiệt mạng

Phần lớn người thiệt mạng trong các vụ chen lấn là do bị ngạt thở chứ không hẳn là do việc bị giẫm đạp gây ra.

Đăng ngày: 31/10/2022
Khám phá những phong tục kỳ lạ trên thế giới

Khám phá những phong tục kỳ lạ trên thế giới

Những phong tục nghe có vẻ hoảng sợ nhưng tạo ra cảm giác thân thuộc và là một lý do để mang con người đến gần hơn với bạn bè, gia đình và toàn bộ cộng đồng.

Đăng ngày: 31/10/2022
Top 7 hiệu ứng tâm lý não bộ vẫn “đánh lừa” chúng ta mỗi ngày mà bản thân rất khó nhận ra

Top 7 hiệu ứng tâm lý não bộ vẫn “đánh lừa” chúng ta mỗi ngày mà bản thân rất khó nhận ra

Sẽ luôn có lúc bạn nói lỡ lời, thiếu tập trung hay nhớ nhầm. Chúng đều có thể xuất phát từ một hiện tượng tâm lý mặc định của não bộ.

Đăng ngày: 30/10/2022
Những điều ít ai biết về Tây Tạng, vùng đất kỳ thú được mệnh danh là

Những điều ít ai biết về Tây Tạng, vùng đất kỳ thú được mệnh danh là "nóc nhà thế giới"

Được biết đến là vùng đất linh thiêng nằm giữa những dãy núi cao, Tây Tạng vẫn là một ẩn số thú vị trên bản đồ thế giới.

Đăng ngày: 30/10/2022
Những ý kiến của giới khoa học về câu hỏi kinh điển: Nàng Mona Lisa có cười hay không?

Những ý kiến của giới khoa học về câu hỏi kinh điển: Nàng Mona Lisa có cười hay không?

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết chính xác nàng Mona Lisa đã nghĩ gì, nhưng thật thú vị khi suy ngẫm về các khả năng.

Đăng ngày: 30/10/2022
Bí ẩn rợn người đằng sau những lâu đài

Bí ẩn rợn người đằng sau những lâu đài "ma ám" đáng sợ nhất thế giới

Bóng đen xuất hiện lúc nửa đêm, những tiếng khóc ai oán, những bàn tay vô hình chạm vào người... cùng hàng loạt hiện tượng rùng rợn khác đã thu hút không ít du khách tới các lâu đài ma ám này.

Đăng ngày: 30/10/2022
Ý nghĩa tên các quốc gia trên thế giới, có nơi phức tạp có nước lại đơn giản đến bất ngờ

Ý nghĩa tên các quốc gia trên thế giới, có nơi phức tạp có nước lại đơn giản đến bất ngờ

Bạn có biết tên Mexico có nghĩa là " trong rốn của Mặt trăng" nhưng thường được diễn giải hoa mỹ hơn là "đứa trẻ của mặt trăng". Hay Qatar có nghĩa cực đơn giản là "mưa"?

Đăng ngày: 30/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News