Phát hiện hổ phách kiến chết kẹt cùng nấm ký sinh 50 triệu năm
Mảnh hổ phách lưu giữ xác kiến thợ mộc cùng một loài nấm ký sinh mọc ra từ phía sau thay vì đầu hay cổ như thông thường.
Xác kiến thợ mộc cùng nấm ký sinh trong mảnh hổ phách ở Baltic. (Ảnh: George Poinar Jr./OSU).
Các nhà nghiên cứu phát hiện mảnh hổ phách 50 triệu năm tuổi ở vùng Baltic, châu Âu, chứa xác kiến thợ mộc cùng nấm ký sinh mọc ra từ trực tràng, Cnet hôm 23/6 đưa tin. Hổ phách là nhựa cây hóa thạch, cung cấp cho giới khoa học nhiều thông tin giá trị về quá khứ.
Phát hiện mới là mẫu vật cổ xưa nhất về nấm ký sinh trên kiến, theo George Poinar Jr., chuyên gia về hổ phách tại Đại học Bang Oregon (OSU), tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Fungal Biology. Ông từng nghiên cứu xác lợn khuôn 30 triệu năm tuổi và xác côn trùng 100 triệu năm tuổi mắc kẹt trong hổ phách.
Cận cảnh nấm ký sinh mọc ra từ phía sau kiến thợ mộc. (Ảnh: George Poinar Jr./OSU).
Nấm ký sinh cũng là một loài mới, thuộc chi nấm hoàn toàn mới. Nó có điểm giống với các loài nấm chuyên tấn công kiến đã biết, nhưng việc nó mọc ra từ phía sau thay vì cổ hay đầu là một trong những đặc điểm khiến các nhà nghiên cứu xác định đây là phát hiện chưa từng có. Họ đặt tên cho loài nấm này là "Allocordyceps baltica" theo nguồn gốc địa lý.
"Đây là hóa thạch đầu tiên cho thấy một thành viên thuộc bộ nấm Hypocreales mọc ra từ cơ thể kiến. Đây cũng là mẫu vật cổ xưa nhất về việc nấm ký sinh trên kiến. Vì thế, nó có thể được dùng làm mốc tham chiếu về nguồn gốc của mối quan hệ nấm - kiến trong các nghiên cứu sau này", Poinar nhận định.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
