Phát hiện hoa hoá thạch cách đây hơn 174 triệu năm

Phát hiện này đã tạo ra một làn sóng địa chấn trong giới nghiên cứu thực vật cổ đại.

Hóa thạch thực vật mới được phát hiện đã cho thấy bằng chứng hoa của thực vật hạt kín đã nở cách đây hơn 174 triệu năm, sớm hơn khoảng 50 triệu năm so với suy nghĩ trước đây của giới khoa học.

Việc phát hiện ra loài thực vật hạt kín mới có tên khoa học Nanjinganthus dendrostyla, có thể buộc các nhà khoa học phải xem xét lại câu chuyện về sự tiến hóa của thực vật trên Trái Đất.

Phát hiện hoa hoá thạch cách đây hơn 174 triệu năm
Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy thực vật hạt kín có niên đại xa hơn từ mẫu hoa hóa thạch 174 triệu năm tuổi.

Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý thực vật hạt kín không quá 130 triệu năm tuổi.

Với việc sử dụng phân tích từ đồng hồ phân tử, tỷ lệ đột biến gene để ước tính nguồn gốc của dòng dõi thực vật và động vật, cho thấy hoa của thực vật hạt kín đã xuất hiện sớm hơn, nhưng hóa thạch thì không tìm thấy cho đến vừa qua mới được chứng minh.

Qiang Fu, phó giáo sư tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, Trung Quốc, cho biết: "Nghiên cứu hoa hóa thạch, đặc biệt là những hoa từ thời kỳ địa chất trước đó, là cách đáng tin cậy duy nhất để có câu trả lời cho những câu hỏi về niên đại thực sự của thực vật hạt kín".

Fu và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra Nanjinganthus dendrostyla trong số 264 mẫu hoa hóa thạch được bảo quản trong các phiến đá khai quật được, có niên đại từ kỷ Jura sớm.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy ảnh vi mô tiên tiến để phân tích các loài hoa hóa thạch. Các hình ảnh tiết lộ chi tiết về hình dạng và cấu trúc của hoa hóa thạch. Một số đặc điểm cấu trúc cho thấy Nanjinganthus dendrostyla thuộc về một chi riêng biệt.

Xin Wang, giáo sư tại Viện nghiên cứu Nam Kinh, cho biết: "Nguồn gốc của thực vật hạt kín từ lâu là vấn đề đau đầu đối với nhiều nhà thực vật học. Phát hiện của chúng tôi đã đưa lĩnh vực thực vật học tiến lên và sẽ cho phép hiểu rõ hơn về thực vật hạt kín, từ đó sẽ tăng cường khả năng sử dụng và chăm sóc hiệu quả các nguồn tài nguyên dựa trên thực vật của hành tinh chúng ta".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Côn trùng mới nở chết cứng trong hổ phách 130 triệu năm

Côn trùng mới nở chết cứng trong hổ phách 130 triệu năm

Nhựa cây chảy xuống có thể khiến những con bọ cổ đại chết kẹt ngay sau khi phá vỏ trứng chui ra.

Đăng ngày: 22/12/2018
Bằng chứng cá mập cổ đại phi thân ngoạm cổ thằn lằn bay

Bằng chứng cá mập cổ đại phi thân ngoạm cổ thằn lằn bay

Chiếc răng hóa thạch là dấu vết sót lại của cuộc tấn công dữ dội trên không giữa con cá mập và thằn lằn bay sải cánh lớn gấp đôi.

Đăng ngày: 21/12/2018
Thằn lằn bay có thể có lông

Thằn lằn bay có thể có lông

Thằn lằn bay, sống vào thời khủng long, là động vật có xương sống đầu tiên biết bay. Tuy nhiên, do hiện tại không còn loài thằn lằn bay nào sống sót, phần lớn thông tin về chúng vẫn còn là ẩn số.

Đăng ngày: 20/12/2018
Sáu nhà khảo cổ chết bí ẩn sau khi mở quan tài Ai Cập cổ đại

Sáu nhà khảo cổ chết bí ẩn sau khi mở quan tài Ai Cập cổ đại

Lời nguyền của các Pharaoh từ lâu vẫn được đồn đại có sức mạnh khó tưởng tượng được. Đó là hình phạt dành cho những ai xâm phạm, quấy rối giấc ngủ ngàn thu của các Pharaoh.

Đăng ngày: 20/12/2018
Hàng loạt dấu chân khủng long phát lộ sau bão tại Anh

Hàng loạt dấu chân khủng long phát lộ sau bão tại Anh

Các nhà khoa học tìm thấy 85 dấu chân khủng long từ kỷ Phấn trắng được bảo quản tốt trong môi trường ẩm ướt.

Đăng ngày: 20/12/2018
Những người đầu hơi bẹp là do gene di truyền của người Neanderthal

Những người đầu hơi bẹp là do gene di truyền của người Neanderthal

Những người có hai gene Neanderthal thì đỉnh đầu họ hơi phẳng hơn và dài hơn – như đầu người Neanderthal.

Đăng ngày: 19/12/2018
Phát lộ trung tâm tôn giáo lớn thời Trần ở Thanh Hóa

Phát lộ trung tâm tôn giáo lớn thời Trần ở Thanh Hóa

Qua khảo sát, nghiên cứu, quần thể di tích chùa Am Các hình thành sớm, gắn liền với quá trình hình thành quốc gia Đại Việt tự chủ và sự phát triển của Phật giáo từ thế kỷ X.

Đăng ngày: 19/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News