Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long có sừng mới

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của 2 loài khủng long có sừng ăn cỏ, sống tại miền nam của bang Utah (Mỹ), cách đây khoảng 68 đến 99 triệu năm.

>>> Phát hiện khủng long lưng gù ăn thịt mới ở châu Âu

Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long có sừng mới
Hóa thạch của loài khủng long Kosmoceratops. (Ảnh: Daily Mail.)

Hai loài khủng long mới được phát hiện này sống trên lục địa đã bị lãng quên Laramidia ở cuối Kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 68 đến 99 triệu năm.

Lục địa Laramidia được hình thành khi một phần lục địa thuộc Bắc Mỹ hiện nay bị ngậm nước và tách thành một khu vực riêng giống như một bán đảo, bao gồm các bang Montana, Wyoming, Utah, New Mexico, Alaska, Texas (Mỹ) và các tỉnh Alberta và Saskatchewan (Canada) ngày nay.

Hóa thạch khủng long thứ nhất mới được phát hiện là của loài Kosmoceratops, có họ rất gần với loài khủng long có sừng nổi tiếng Triceratops. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là loài khủng long Kosmoceratops có tới 15 chiếc sừng trong khi loài Triceratops chỉ có 3 sừng.

Những chiếc sừng của loài khủng long Kosmoceratops mọc ở trên mũi, mắt và hai bên miệng cùng với 10 chiếc sừng mọc trên đình đầu trong giống như những chiếc bờm. Các nhà khoa học đây là loài khủng long có nhiều sừng nhất được phát hiện từ trước tới nay.

Tiến sĩ Scott Sampson, thuộc Viện bảo tàng lịch tự nhiên Utah (Mỹ) và là thành viên nhóm khai quật, cho biết: “Kosmoceratops là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất từng được phát hiện từ trước tới nay, với một chiếc hộp sọ khá lớn khá lớn và nhiều sừng nhỏ kết lại với nhau”.

Phát hiện hóa thạch 2 loài khủng long có sừng mới
Hóa thạch khủng long thứ 2 là của loài Utahceratop gettyi. (Ảnh: Daily Mail.)

Trong khi đó, loài khủng có sừng thứ 2 được tìm thấy có tên là Utahceratops gettyi. Loài khủng long này, được tìm thấy cùng với hóa thạch của một loài khủng long Kosmoceratops tại sa mạc Grand Staircase ở miền nam của bang Utah, cũng có một chiếc sừng lớn ở trên mũi và những chiếc sừng nhỏ hơn ở trên mắt, trông khá giống với loài bò rừng hiện đại.

Các nhà khoa học, thuộc Viện bảo tàng lịch tự nhiên Utah, giải thích rằng mặc dù những loài khủng long như Kosmoceratops hay Utahceratops có sừng, nhưng chúng dường như chỉ sử dụng những chiếc sừng này để tìm bạn tình hơn là một loại vũ khí để chiến đấu với kẻ thù như loài khủng long ăn thịt Tyrannosaurus rex.

Phần lớn các loài động vật sử dụng những chiếc sừng của chúng như một loại vũ khí để chiến đấu với kẻ thù. Nhưng dường như những loài khủng long có sừng ăn cỏ chủ yếu sử dụng những chiếc sừng của mình để hấp dẫn các bạn tình”, tiến sĩ Scott Sampson nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News