Phát hiện hóa thạch cá sấu khổng lồ dài 6 mét
Một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ mới phát hiện thấy hóa thạch của thân loài cá sấu khổng lồ tuyệt chủng, dài 6m trong một mỏ than tại Colombia. Phát hiện này được các nhà nghiên cứu Mỹ công bố trên tạp chí cổ sinh vật học.
>>> Phát hiện 1 loài cá sấu thời tiền sử ở Thái Lan
>>> Tìm thấy hóa thạch “cá sấu mèo” ở Đông Phi
Hóa thạch được tìm thấy trong mỏ Cerrejon ở miền bắc Colombia, một trong những mỏ than lớn nhất thế giới. Có lẽ loài cá sấu khổng lồ này phải sống cùng thời với loài rắn lớn nhất thế giới và thậm chí có thể cạnh tranh thức ăn với nó.
Loài cá sấu nước ngọt này có tên Acherontisuchus guajiraensis, sinh sống trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới cổ đại cách đây khoảng 60 triệu năm, trong thời kỳ Palaeocene.
Môi trường sống lúc đó bị thống trị bởi loài bò sát, kể cả rắn, rùa và cá sấu khổng lồ. Đây là hóa thạch liên quan đến cá sấu thứ hai được khai quật từ mỏ Cerrejon.
Cá sấu khổng lồ ăn cá có thể cạnh tranh với rắn khổng lồ (Ảnh: BBC)
Nhiệt độ tại thời điểm trước đây cao hơn nhiều so với hiện nay, và các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu sự đa dạng của động vật trong hệ sinh thái này có thể giúp họ hiểu được hơn tác động khí hậu ấm lên trong tương lai.
Nó sống cùng thời với loài rắn khổng lồ được gọi là Titanoboa, có thể dài tới 13m.
Các nhà khoa học nói rằng A. guajiraensis chuyên ăn cá, có nghĩa là nó sẽ cạnh tranh thức ăn với Titanoboa.
“Các cá thể non chắc chắn không an toàn với rắn Titanoboa, nhưng con cá sấu lớn nhất có thể chiến đầu được nhiều hơn đối với loài rắn dài 13m”, trưởng nhóm tác giả Alex Hastings, từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida nói.
Các loài mới thuộc về một nhóm cá sấu chủ yếu sinh sống ở đại dương, hoặc là loài bò sát ven biển.
Với hóa thạch con cá sấu trưởng thành này sẽ đưa ra những thách thức mới đối với lý thuyết trước đây cho rằng, các con vật đã vào môi trường nước ngọt khi còn non rồi sau đó sẽ quay về biển.
Con cá sấu này có kích thước lớn nhất trong những con cá sấu sống lúc đó và so với cá sấu ngày nay.