Phát hiện hoá thạch giun 500 triệu năm tuổi dưới đáy biển cổ đại

Khoảng nửa tỷ năm trước, một vùng biển cổ xưa bao phủ nơi hiện là vùng cực bắc của Canada. Đáy biển của nó từ lâu đã được cho là một vùng chết, không có oxy cần thiết để hỗ trợ sự sống. Nhưng thực tế vẫn có những con giun nhỏ tồn tại.

Những con giun được cho sống ẩn mình trong lớp trầm tích đại dương. Thậm chí, chúng còn để lại những dấu ấn của riêng mình với những dấu tích là các “đường hầm” nhỏ xíu.

Dấu vết của những “đường hầm” hóa thạch này đã được tìm thấy trong những tảng đá được thu thập từ nhiều thập kỷ trước từ dãy núi Mackenzie của Canada ở lãnh thổ Tây Bắc. Nhưng các nhà khoa học gần đây đã tìm thấy các “đường hầm nhỏ” chỉ sau khi tái phân tích chúng.

Phát hiện hoá thạch giun 500 triệu năm tuổi dưới đáy biển cổ đại
Dấu vết về sự tồn tại của những con giun cổ đại mới được các nhà khoa học tìm ra.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ hệ sinh thái đại dương của khu vực trong kỷ Cambri (543 triệu đến 490 triệu năm trước), cho thấy những môi trường này có thể chứa nhiều oxy và nhiều sự sống hơn.

Các đường hầm mà những con giun để lại trong đá bị phong hóa không thể nhìn thấy bằng mắt thường và được phát hiện hoàn toàn tình cờ, tác giả nghiên cứu chính Brian Pratt, giáo sư khoa học địa chất thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada cho biết.

Pratt và đồng tác giả Julien Kimmig, người quản lý bộ sưu tập cổ sinh vật không xương sống của Viện Đa dạng sinh học và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Đại học Kansas, đã tìm thấy các đường hầm trong khi hợp tác trong một nghiên cứu khác năm 2018.

Pratt và Kimmig trong đang chuẩn bị các mẫu cho nghiên cứu năm 2018, cưa và mài đá, khi họ phát hiện ra thứ gì đó mà họ chưa từng thấy trước đây.

Các hình dạng đường hầm được bảo tồn được xác định rõ ràng và không bị sụp đổ, cho thấy lớp trầm tích xung quanh chúng là vững chắc và không "xáo trộn", các tác giả nghiên cứu viết.

Theo chiều rộng, các đường hầm đo được có kích thước từ 0,5 đến 15 mm, được tạo ra bởi những con giun có chiều dài khoảng một mm đến cỡ ngón tay, theo nghiên cứu. Hầu hết các hang đều nhỏ xíu, được đào bởi những con giun quét qua trầm tích đại dương để tìm chất hữu cơ ăn.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy các xác giun được bảo quản, không phải là những con giun đào hầm, nhưng có chứa các mảnh mô cơ thể có khả năng thuộc về những con giun khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "thuốc trường sinh bất lão trong mộ cổ Trung Quốc

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra loại nước được cho là “thuốc trường sinh bất lão” trong ngôi mộ cổ ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 05/03/2019
Dự án thoát nước cứu hầm mộ cổ 2.000 năm tuổi ở Ai Cập

Dự án thoát nước cứu hầm mộ cổ 2.000 năm tuổi ở Ai Cập

Ai Cập hoàn thiện dự án thoát nước khổng lồ ngăn nước dâng cao xóa sổ khu chôn cất lớn nhất của người Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Đăng ngày: 05/03/2019
Khai quật kho báu dưới đáy hồ thiêng

Khai quật kho báu dưới đáy hồ thiêng

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Jagiellonia, Đại học Nicolaus Copernicus và Đại học Warsaw (Ba Lan) đã khai quật và phục hồi hơn 800 cổ vật giá trị sau nhiều chuyến lặn tìm kiếm dưới đáy hồ Petén Itzá.

Đăng ngày: 03/03/2019
Phát hiện hoá thạch loài ếch cổ nhất ở Bắc Mỹ

Phát hiện hoá thạch loài ếch cổ nhất ở Bắc Mỹ

Loài ếch mới được phát hiện có biệt danh là ếch Chinle vì nó được tìm thấy trong hệ tầng Chinle ở phía bắc Arizona.

Đăng ngày: 02/03/2019
Bằng chứng cho thấy “thành phố huyền thoại” Atlantis từng tồn tại?

Bằng chứng cho thấy “thành phố huyền thoại” Atlantis từng tồn tại?

Thành phố Atlantis là một hòn đảo thần thoại, được nhiều người tin rằng đã mất đi theo thời gian do một thảm kịch thảm khốc.

Đăng ngày: 02/03/2019
FBI phát hiện 2.000 xương người cổ tại Indiana

FBI phát hiện 2.000 xương người cổ tại Indiana

FBI đã phát hiện khoảng 2.000 xương người cổ tại nhà của Don Miller - một nhà sưu tầm cổ vật cực đoan ở vùng nông thôn Indiana.

Đăng ngày: 02/03/2019
Thông tin mới về sự suy sụp của siêu đô thị cổ đại Angkor

Thông tin mới về sự suy sụp của siêu đô thị cổ đại Angkor

Là một Di sản Thế giới có từ niên đại thứ 9 SCN, Angkor được UNESCO miêu tả như “một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất ở Đông Nam Á”.

Đăng ngày: 28/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News