Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ
Chiếc đầu bọc giáp phủ đầy gai nhọn của con khủng long dài gần 5 mét khai quật ở Utah, Mỹ, hé lộ tổ tiên nó đến từ châu Á.
Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science. Phần lớn khủng long bọc giáp Bắc Mỹ có lớp giáp bằng chất sừng trơn nhẵn phủ quanh đầu. Tuy nhiên, mẫu vật phát hiện ở Utah có chiếc đầu phủ gai giống khủng long bọc giáp châu Á hơn.
Nhóm nghiên cứu phục dựng hóa thạch khủng long bọc giáp ở Utah. (Video: Live Science).
Phân tích mới chỉ ra tổ tiên của loài khủng long bọc giáp tên Akainacephalus johnsoni sinh sống cách đây 76 triệu năm di cư tới Bắc Mỹ khi mực nước biển giữa các lục địa ở mức thấp. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PeerJ hôm qua.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy hóa thạch A. johnsoni tại Đài tưởng niệm quốc gia Grand Staircase-Escalante ở phía nam bang Utah năm 2008. Dù nhiều bộ phận của con khủng long dài 4,8 mét còn thiếu, các nhà khoa học thu thập được hộp sọ hoàn chỉnh, nhiều mảnh giáp, xương cột sống và xương tứ chi, cùng phần đuôi và chùy đuôi trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Tên của nó được đặt theo tình nguyện viên Randy Johnson ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Utah, người có công sửa soạn hộp sọ.
Khủng long bọc giáp Akainacephalus johnsoni mới được phát hiện.
Tên loài Akainacephalus mô tả hộp sọ đặc trưng của con khủng long, ghép từ hai từ trong tiếng Hy Lạp là "akaina" và "cephalus" có nghĩa tương ứng là "gai" và "đầu". Chúng khớp với một nhánh trên cây tiến hóa của khủng long bọc giáp. Chúng có nguồn gốc từ châu Á trong khoảng 110 - 125 năm trước ở kỷ Phấn Trắng. Mãi tới cách đây 76 triệu năm, chúng mới bắt đầu xuất hiện ở Bắc Mỹ.
Bộ giáp dễ phân biệt của A. johnsoni rất giống với khủng long bọc giáp Nodocephalosaurus kirtlandensis ở bang New Mexico. Nhưng dù hai loài đều được tìm thấy ở tây nam nước Mỹ, chúng có vẻ gần với khủng long bọc giáp châu Á (Saichania và Tarchia) hơn là các loài tương tự ở Bắc Mỹ (Ankylosaurus và Euoplocephalus). Mực nước biển hạ thấp tạm thời ở cầu đất liền Bering có thể đã cho phép khủng long bọc giáp châu Á di cư tới Bắc Mỹ vào cuối kỷ Phấn Trắng, theo trưởng nhóm nghiên cứu Jelle Wiersma.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
