Phát hiện hóa thạch thực vật dưới lớp băng Greenland

Khám phá mới cho thấy đảo Greenland đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan trong một triệu năm qua.

Năm 1966, các nhà nghiên cứu của Lục quân Mỹ đã khoan qua một lớp băng ở phía tây bắc Greenland tới độ sâu 1,6 km và kéo lên một ống đất dài 4,5 m từ phía dưới. Mẫu trầm tích này sau đó được lưu giữ trong tủ đông nhưng bị thất lạc suốt hàng chục năm, trước khi được nhà khoa học Andrew Christ của Đại học Vermont tình cờ phát hiện lại vào năm 2019.

Gần đây, Christ cùng các cộng sự đã tiến hành phân tích chi tiết mẫu trầm tích và vô cùng bất ngờ khi tìm thấy một số hóa thạch thực vật khoảng một triệu năm tuổi, bao gồm cành và lá cây, được bảo quản trong tình trạng hoàn hảo.

Phát hiện hóa thạch thực vật dưới lớp băng Greenland
Hóa thạch thực vật được lưu giữ nguyên vẹn dưới lớp băng Greendland. (Ảnh: Andrew Christ).

"Những tảng băng thường nghiền nát và phá hủy mọi thứ ở phía dưới, nhưng những gì chúng tôi tìm thấy ở đây là các cấu trúc thực vật tinh vi. Chúng là hóa thạch nhưng trông giống như mới chết cách đây một ngày", Christ nhấn mạnh trong báo cáo trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 15/3.

Sự hiện diện của hóa thạch thực vật cho thấy cây cối đã từng phát triển ở đó (vị trí lấy mẫu trầm tích) trước khi bị băng vùi lấp. Ngày nay, phần lớn Greenland bị băng bao phủ, điều này có nghĩa là trong một triệu năm qua, hòn đảo đã trải qua những thay đổi mạnh mẽ về cảnh quan. Theo Christ, địa điểm lấy mẫu trầm tích có thể từng là một lãnh nguyên xanh giống như cảnh quan phía đông Greenland ngày nay.Phát hiện hóa thạch thực vật dưới lớp băng Greenland

Phát hiện hóa thạch thực vật dưới lớp băng Greenland
Một vùng lãnh nguyên xanh ở phía đông Greenland. (Ảnh: Joshua Brown/UVM).

Khám phá mới cho thấy, Greenland dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu hơn những gì các nhà khoa học từng nghĩ. Hầu hết băng tại đây có thể đã tan chảy ít nhất một lần trong quá khứ, khi còn chưa có tác động của con người.

Băng ở Greenland dự trữ một lượng nước khổng lồ, đủ để làm mực nước biển dâng cao thêm 6 m nếu tan chảy hoàn toàn, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các cộng đồng dân cư và quần thể sinh vật sống ven biển. Đồng tác giả của nghiên cứu Paul Bierman nhấn mạnh về sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu ngay lập tức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về cuộn giấy Biển Chết ở

Phát hiện mới về cuộn giấy Biển Chết ở "Hang Rùng rợn"

Hàng chục mẫu vật - một phần của các cuộn giấy Biển Chết - được các nhà khảo cổ Israel phát hiện trong một hang động phía nam Jerusalem.

Đăng ngày: 17/03/2021
Ngôi mộ xa hoa hé lộ sự cai trị của phụ nữ thời đồ đồng

Ngôi mộ xa hoa hé lộ sự cai trị của phụ nữ thời đồ đồng

Các nhà nghiên cứu ở vùng Murcia tìm thấy nhiều đồ vật tinh xảo trong những ngôi mộ cổ của phụ nữ, nơi sau này được dùng chôn cất các chiến binh ưu tú.

Đăng ngày: 16/03/2021
Tìm thấy dấu vết của đại dương magma cổ đại ở Greenland

Tìm thấy dấu vết của đại dương magma cổ đại ở Greenland

Những tảng đá thu thập được ở Greenland có thể lưu giữ dấu vết của một đại dương magma cổ đại đã phủ trên phần lớn bề mặt Trái đất ngay sau khi hành tinh của chúng ta ra đời.

Đăng ngày: 16/03/2021
Phát hiện hóa thạch khủng long 70 triệu năm cùng trứng còn nguyên phôi

Phát hiện hóa thạch khủng long 70 triệu năm cùng trứng còn nguyên phôi

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch khủng long Oviraptorid trưởng thành có niên đại 70 triệu năm cùng nhiều quả trứng hóa thạch còn nguyên phôi.

Đăng ngày: 16/03/2021
Mua phiến đá cũ về làm mặt bàn, hóa ra là bảo vật La Mã 2.000 năm

Mua phiến đá cũ về làm mặt bàn, hóa ra là bảo vật La Mã 2.000 năm

Phiến đá đã được lấy ra khỏi chiếc bàn cà phê của đôi vợ chồng may mắn và trao trả cho nước Ý như một bảo vật quốc gia.

Đăng ngày: 16/03/2021
Phát hiện tàn tích nhà thờ từ thế kỷ 5 ở Ai Cập

Phát hiện tàn tích nhà thờ từ thế kỷ 5 ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ Pháp và Na Uy đã khai quật được nhiều nhà thờ, phòng ở của tu sĩ cùng các dòng kinh thánh được khắc lên tường ở sa mạc phía tây của Ai Cập.

Đăng ngày: 15/03/2021
Campuchia phát hiện xương hóa thạch từ thời đại khủng long

Campuchia phát hiện xương hóa thạch từ thời đại khủng long

Nhóm khảo cổ của bộ Môi trường Campuchia mới phát hiện một xương hóa thạch có tuổi từ 65 triệu-190 triệu năm, có thể là động vật sống trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 15/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News