Vì sao thời Trung Hoa cổ đại rất phổ biến hôn nhân cận huyết giữa anh chị em họ?
Trên thực tế, có nhiều lý giải cho sự phổ biến của hôn nhân cận huyết ở thời Trung Hoa cổ đại.
Người Trung Hoa xưa thường nói, biểu ca biểu muội (anh em cô cậu ruột) là trời sinh một cặp. Có lẽ vì vậy mà trong lịch sử Trung Hoa, hôn nhân anh chị em họ được xem là thân càng thêm thân.
Ngày xưa, hôn nhân cận huyết đã không được phép từ thời nhà Chu, đây là lần đầu tiên người Trung Hoa xưa nhận ra sự nguy hiểm của các cuộc hôn nhân trong nội bộ gia tộc. Tuy nhiên, người Trung Hoa xưa luôn xem trọng nam giới, do đó họ chỉ xem họ hàng nhà nội là họ hàng gần và bỏ qua họ hàng nhà ngoại.
Hán Vũ Đế và hoàng hậu Trần A Kiều cũng là chị em họ.
Ngày đó, các cuộc hôn nhân giữa anh chị em cô cậu ruột rất phổ biến, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và Hoàng hậu Trần A Kiều (Trần A Kiều là chị/em họ của Hán Vũ Đế), nhà thơ Lục Du và Đường Uyển (Đường Uyển là con gái cậu ruột của Lục Du), nhà thư pháp Vương Hiến Chi và Si Đạo Mậu (Si Đạo Mậu là biểu tỷ của Vương Hiến Chi... Vậy thì điều gì đã xảy ra với thế hệ sau của những cặp đôi này?
- Hán Vũ Đế và Trần A Kiều không có con.
- Lục Du và Đường Uyển không có con.
- Vương Hiến Chi và Si Đạo Mẫu sinh một con gái nhưng chết yểu.
Những ví dụ này cho thấy, hôn nhân cận huyết ở thời cổ đại vẫn có ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trên thực tế, chúng ta không ghi nhận nhiều trường hợp dị tật do kết hôn cận huyết ở thời cổ đại không phải vì ít khi xảy ra mà là vì người xưa đã xem nhẹ hậu quả của nó và không ghi chép nhiều.
Tức là, thời xưa tuy sinh con nhiều nhưng tỷ lệ sống sót đến tuổi trưởng thành rất thấp. Hầu như gia đình nào cũng có con chết trẻ, trong đó có những đứa bé được sinh ra bởi hôn nhân cận huyết. Do đó người xưa khó phân biệt được đứa bé nào chết do hôn nhân cận huyết, đứa bé nào chết vì những nguyên nhân khác.
Ngoài ra, y học ngày xưa không mấy phát triển, phụ nữ mang thai có thể gặp nhiều tình huống khác nhau. Một khi nhận ra đứa bé trong bụng có vấn đề không ổn (do ảnh hưởng tự nhiên hoặc do hôn nhân cận huyết), người ta thường tìm cách để sảy thai hay sinh non. Và ngay cả khi những đứa bé có vấn đề khi được sinh ra, hầu hết chúng sẽ chết yểu, không thể sống đến tuổi trưởng thành và di truyền lại những gen xấu cho thế hệ sau.
Cuối cùng là sự khác biệt trong từ "họ hàng", nó bao gồm họ hàng gần và họ hàng xa. Rất nhiều người gọi là họ hàng nhưng trên thực tế đã cách xa nhiều đời, quan hệ huyết thống cũng cách xa.
Và nếu xét kĩ hơn thì đa số hôn nhân trong họ hàng đều là anh chị em họ xa với nhau, có trường hợp xa đến 4, 5 đời. Chính vì vậy, dù được xem là anh chị em họ nhưng mã gen đã có nhiều khác biệt, không để lại nhiều ảnh hưởng đến con cháu.
Có thể nói, nếu nhắc đến vấn đề hôn nhân cận huyết ngày xưa, đa số mọi người hiện nay đều có những ác cảm nhất định. Tuy nhiên người xưa lại không mấy để tâm đến vấn đề đó, sách sử cũng không có quá nhiều ghi chép cụ thể.

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?
Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?
Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
